Quy định về điều kiện lưu hành xe bánh xích rên đường bộ tại Thông tư 39/2024/TT-BGTVT do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành được sử dung bắt đầu từ ngày 01/01/2025.
>> Chính sách ưu đãi đối với hãng hàng không từ đầu năm 2025
>> 05 yêu cầu đối với thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường
Ngày 15/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 39/2024/TT-BGTVT quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá khổ giới hạn, xe quá tải trọng, xe bánh xích trên đường bộ; hàng siêu trường, siêu trọng, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ; cấp giấy phép lưu hành cho xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ. Trong đó, việc lưu hành xe bánh xích trên đường bộ được quy định cụ thể tại Điều 9 Thông tư 39/2024/TT-BGTVT như sau:
Xe bánh xích trong quá trình lưu hành trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và thực hiện các biện pháp bắt buộc như lắp guốc xích, rải tấm đan, ghi thép hoặc biện pháp khác để bảo vệ mặt đường bộ. Trường hợp không thực hiện các biện pháp bắt buộc nêu trên, xe bánh xích phải được chở trên các phương tiện vận tải khác.
Đối với tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, đơn vị vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe bánh xích trên đường bộ ngoài việc thực hiện quy định tại Mục 1 của bài viết, còn phải thực hiện các quy định sau:
(i) Có giấy phép lưu hành xe theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư 39/2024/TT-BGTVT do cơ quan có thẩm quyền cấp;
(ii) Tuân thủ các quy định được ghi trong giấy phép lưu hành xe;
(iii) Thực hiện các quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 39/2024/TT-BGTVT và các biện pháp bảo vệ công trình đường bộ quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024.
Toàn bộ mẫu đơn tại Phụ lục Thông tư 39/2024/TT-BGTVT [hiệu lực từ đầu năm 2025] |
Quy định về điều kiện lưu hành xe xe bánh xích trên đường bộ
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 11 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 1 Thông tư 35/2023/TT-BGTVT) quy định về việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ như sau:
(i) Việc lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho công trình đường bộ.
(ii) Tổ chức, cá nhân là chủ phương tiện, người vận tải, người thuê vận tải hoặc người điều khiển phương tiện khi lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ phải thực hiện các quy định sau:
- Có Giấy phép lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Tuân thủ các quy định được ghi trong Giấy phép lưu hành xe.
- Có người và xe hỗ trợ bảo đảm an toàn giao thông khi lưu hành qua vị trí công trình đường bộ phải gia cường, đoạn đường bộ bị che khuất tầm nhìn, đoạn đường hai chiều mà mỗi chiều chỉ có một làn xe chạy hoặc đoạn đường một chiều có một làn xe chạy mà các phương tiện khác khó tránh, vượt xe.
- Hàng hóa xếp trên xe phải được kê, chèn, chằng buộc chắc chắn hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
(iii) Không được phép lưu hành trên đường bộ đối với xe chở hàng hóa vượt quá khối lượng hàng chuyên chở cho phép của xe theo thiết kế được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
(iv) Khi lưu hành xe vận chuyển từ 02 đơn nguyên hàng trở lên phải thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT và phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Hàng hóa được vận chuyển là hàng không thể tháo rời có một hoặc hai kích thước bao ngoài là hàng siêu trường, hàng không thể tháo rời sau khi được xếp lên phương tiện vận chuyển mà có kích thước bao ngoài về chiều dài của xe (kể cả hàng hóa xếp trên xe) lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe, xe ô tô, xe máy chuyên dùng;
-Tổng trọng lượng và tải trọng trục của xe không vượt quá tải trọng của đường bộ;
- Khi xếp từ 02 đơn nguyên hàng trở lên theo chiều cao thùng xe thì chiều cao xếp hàng phải bảo đảm quy định tại Điều 18 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT.
- Khi xếp từ 02 đơn nguyên hàng trở lên theo chiều dài thùng xe, phải bảo đảm không vượt quá phạm vi chiều dài thùng xe và không vượt quá 20,0 mét (kể từ điểm ngoài cùng phía trước của phần đầu xe đến điểm cuối cùng phía sau của hàng hóa xếp trên xe).
- Khi xếp từ 02 đơn nguyên hàng trở lên theo chiều rộng thùng xe, phải bảo đảm không vượt quá phạm vi chiều rộng thùng xe và kích thước bao ngoài theo chiều rộng của toàn bộ hàng không vượt quá 2,5 mét.