Từ ngày 01/01/2025, điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thực hiện theo quy định mới tại Nghị định 143/2024/NĐ-CP.
>> Điều kiện cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục từ 20/11/2024
>> Yêu cầu chung về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng từ ngày 16/12/2024
Ngày 01/11/2024, thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về bảo hiểm xã hội tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP, người lao động muốn hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện phải đáp ứng theo điều kiện quy định như sau:
(i) Người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định tại Điều 4 Nghị định 143/2024/NĐ-CP khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
- Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản (ii) Mục này.
(ii) Người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động tại Điều 4 Nghị định 143/2024/NĐ-CP nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:
- Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động.
- Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
- Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
Toàn văn File word Bộ luật Lao động và VB hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 01/01/2025
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 6 Nghị định 143/2024/NĐ-CP, việc giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được quy định như sau:
(i) Người lao động bị tai nạn lao động chủ động đi giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi bị thương tật lần đầu đã được điều trị ổn định.
- Sau khi thương tật tái phát đã được điều trị ổn định.
- Đối với trường hợp thương tật không có khả năng điều trị ổn định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì người lao động được làm thủ tục giám định trước hoặc ngay trong quy trình điều trị.
(ii) Cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả phí giám định đối với người lao động chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để hưởng hoặc điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
(iii) Thời điểm chi trả phí giám định đối với các trường hợp đủ điều kiện theo quy định tại khoản (ii) Mục này được thực hiện cùng với thời điểm trả trợ cấp tai nạn lao động quy định tại Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP.
Căn cứ Điều 15 Nghị định 143/2024/NĐ-CP, hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện bao gồm:
(i) Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân.
(ii) Sổ bảo hiểm xã hội.
(iii) Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các giấy tờ khác liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Thủ tục đăng ký lại phương thức đóng - Nghị định 143/2024/NĐ-CP 1. Hồ sơ đăng ký lại phương thức đóng làm căn cứ đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện bao gồm: a) Sổ bảo hiểm xã hội; b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội. 2. Giải quyết đăng ký lại phương thức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện a) Người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan bảo hiểm xã hội; b) Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết trong ngày đối với trường hợp nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. |