Hàng năm trên cả nước có hàng trăm nghìn vụ cháy, nổ nguy hiểm mà nguyên nhân chủ yếu là do không đảm bảo điều kiện về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Để đáp ứng nhu cầu về PCCC của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, dịch vụ kinh doanh PCCC ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, để thực hiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy cần đáp ứng các điều kiện theo quy định.
>> 5 chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp khoa học công nghệ
>> DN dịch vụ việc làm cần làm gì để được gia hạn giấy phép?
Nguồn: Internet
1. Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy là gì?
Theo khoản 6 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013, Kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy là hoạt động kinh doanh các dịch vụ liên quan đến phòng cháy chữa cháy như tư vấn thiết kế phòng cháy chữa cháy, huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, kinh doanh phương tiện thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Các ngành, nghề kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy, bao gồm:
– Tư vấn thiết kế;
– Tư vấn thẩm định;
– Tư vấn giám sát;
– Tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật;
– Thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
– Tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy;
– Sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy;
– Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
– Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là cơ sở kinh doanh), gồm: Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức; hộ kinh doanh.
- Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật phải có văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy và là người có tên tại một trong các văn bản sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp.
Trường hợp người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh là người nước ngoài, đã có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy hoặc chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp thì phải có văn bản hợp pháp hóa lãnh sự.
- Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy:
+ Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy: Có địa điểm hoạt động; phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy;
+ Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy: Có phòng thí nghiệm và thiết bị kiểm định được cơ quan có thẩm quyền công nhận chất lượng;
+ Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn chuyển giao công nghệ; phương tiện, thiết bị phục vụ huấn luyện, địa điểm tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
+ Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện, thiết bị, máy móc bảo đảm cho việc thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
+ Đối với cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy: Có địa điểm hoạt động; có nhà xưởng, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
- Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy phải có ít nhất 02 cá nhân có Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực tư vấn; trong đó có ít nhất 01 cá nhân đảm nhiệm chức danh chủ trì thiết kế, thẩm định, giám sát về phòng cháy và chữa cháy.
- Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy, phải có ít nhất 02 cá nhân có chứng chỉ hành nghề theo quy định.
- Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, phải có ít nhất 01 người có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
- Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy phải có ít nhất 01 chỉ huy trưởng thi công được cấp Chứng chỉ hành nghề chỉ huy thi công về phòng cháy và chữa cháy.
- Đối với cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy phải có ít nhất 01 người có trình độ đại học trở lên ngành phòng cháy và chữa cháy hoặc trình độ đại học trở lên ngành khác phù hợp với lĩnh vực hoạt động và được cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.
- Đối với cơ sở kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng các quy định tại gạch đầu dòng số 2 và 3
- Các cá nhân quy định tại gạch đầu dòng số 4, 5, 6, 7 và 8 phải tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh dịch vụ của cơ sở đó.
Lưu ý: Cá nhân đã sử dụng văn bằng, chứng chỉ để bảo đảm cho một cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì không được sử dụng văn bằng, chứng chỉ đó để bảo đảm cho cơ sở khác đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
Căn cứ pháp lý: