Theo quy định mới, những điều khoản nào không được phép quy định trong hợp đồng giao kết giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng? – Thu Hương (Bà Rịa – Vũng Tàu).
>> Trách nhiệm cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng từ 01/7/2024
>> Quy định về hợp đồng giữa doanh nghiệp kinh doanh và người tiêu dùng từ 01/7/2024
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 được Quốc hội ban hành ngày 20/6/2023 và sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.
Theo đó, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định về hợp đồng giao kết giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng kể từ ngày 01/7/2024 như sau:
Căn cứ theo Điều 25 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh không được quy định các điều khoản sau đây:
- Hạn chế, loại trừ trách nhiệm được pháp luật quy định của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật liên quan quy định trách nhiệm đó được hạn chế, loại trừ.
- Hạn chế, loại trừ quyền khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùng.
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh đơn phương thay đổi quy định của hợp đồng đã giao kết với người tiêu dùng.
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh đơn phương thay đổi điều kiện giao dịch chung mà không quy định quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng cho người tiêu dùng.
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh đơn phương xác định người tiêu dùng không thực hiện một hoặc một số trách nhiệm.
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh quy định hoặc thay đổi giá tại thời điểm giao sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh thay đổi giá trong quá trình cung cấp dịch vụ liên tục mà không quy định quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng cho người tiêu dùng.
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh giải thích hợp đồng, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp điều khoản của hợp đồng, điều kiện giao dịch chung được hiểu khác nhau.
- Loại trừ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ thông qua bên thứ ba.
- Bắt buộc người tiêu dùng phải tuân thủ trách nhiệm khi tổ chức, cá nhân kinh doanh không hoàn thành trách nhiệm của mình.
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh chuyển giao trách nhiệm cho bên thứ ba mà không được người tiêu dùng đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Quy định về chế tài theo hướng bất lợi hơn cho người tiêu dùng do vi phạm hoặc chấm dứt thực hiện hợp đồng.
- Cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh gia hạn hợp đồng đã thỏa thuận với người tiêu dùng mà không quy định trách nhiệm thông báo trước hoặc không có cơ chế để người tiêu dùng lựa chọn gia hạn hay chấm dứt thực hiện hợp đồng.
- Quy định người tiêu dùng phải đồng ý cho tổ chức, cá nhân kinh doanh thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin của người tiêu dùng là điều kiện để giao kết hợp đồng, điều kiện giao dịch chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Quy định trái với nguyên tắc thiện chí theo quy định của pháp luật về dân sự, dẫn đến mất cân bằng về quyền và nghĩa vụ của các bên theo hướng bất lợi cho người tiêu dùng.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Điều khoản không được quy định trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng từ 01/7/2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Việc giải thích hợp đồng giao kết giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng được giải thích theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 như sau: Trong trường hợp hiểu khác nhau về nội dung hợp đồng giao kết với người tiêu dùng thì việc giải thích được thực hiện theo hướng có lợi cho người tiêu dùng.
[Xem chi tiết TẠI ĐÂY].