Quy định của pháp luật về việc đánh dấu, cấp mã số với động vật thuộc diện phải kiểm dịch có gì thay đổi từ ngày 16/5/2024 hay không? Cụ thể như thế nào? – An Nhi (Lào Cai).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 26/04/2024
>> Nguyên tắc xác định giá cố định từng năm của hợp đồng mua bán điện từ 01/06/2024
Ngày 01/04/2024, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Thông tư 04/2024/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn. Theo đó, Thông tư 04/2024/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 16/05/2024. Trong đó, có một số nội dung mới về việc đánh dấu, cấp mã số với động vật thuộc diện phải kiểm dịch như sau:
Theo khoản 3 Điều 1 Thông tư 04/2024/TT-BNNPTNT, cụ thể là bổ sung quy định về việc các loại động vật phải được đánh dấu, cấp mã số bao gồm:
(i) Động vật giống (Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, ngựa, lừa, la và lợn) khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
(ii) Động vật (Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, ngựa, lừa, la và lợn) khi xuất khẩu, nhập khẩu.
Điểm mới về đánh dấu, cấp mã số với động vật thuộc diện phải kiểm dịch từ 16/5/2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 20 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT, việc đánh dấu, cấp mã số đối với động vật; niêm phong phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng động vật, sản phẩm động vật được thực hiện như sau:
(i) Thực hiện theo nội dung được quy định tại Mục 1 của bài viết này.
(ii) Mã số của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh theo quy định tại Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT.
(iii) Mã số của cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y theo quy định tại Phụ lục VIIb ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT.
(iv) Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh quy định cụ thể mã số cho từng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là huyện) và thông báo mã số cho Cục Thú y và các chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh trong cả nước.
(v) Cục Thú y sẽ bổ sung mã số cho các cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y và chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh mới được thành lập.
(vi) Niêm phong phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng động vật, sản phẩm động vật: Theo quy định tại Phụ lục VIIc ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT.
Theo Điều 18 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT, mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật gồm những nội dung sau:
(i) Mẫu hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT.
(ii) Mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
(iii) Các cơ quan kiểm dịch động vật chịu trách nhiệm in ấn, sử dụng mẫu hồ sơ kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành.
(iv) Tổ chức, cá nhân in, phát hành và sử dụng mẫu hồ sơ trái với quy định tại Thông tư 04/2024/TT-BNNPTNT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều 6. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu - Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT) 1. Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật có yêu cầu kiểm dịch, chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục thú y hoặc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu), đơn đăng ký kiểm dịch theo Mẫu 2 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc trực tiếp. 2. Nội dung kiểm dịch thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật thú y. 3. Trường hợp nước nhập khẩu hoặc chủ hàng không có yêu cầu kiểm dịch: Chủ hàng phải thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư này. |