Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết hàng giả, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ và các trường hợp áp dụng biện pháp tịch thu hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 13/12/2024
>> Huy động lực lượng, người, phương tiện, tài sản tham gia chữa cháy từ tháng 07/2025
Căn cứ khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, quy định hàng giả bao gồm:
(i) Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa.
Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.
(ii) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.
(iii) Thuốc giả theo quy định tại khoản 33 Điều 2 Luật Dược 2016.
Dược liệu giả theo quy định tại khoản 34 Điều 2 Luật Dược 2016.
(iv) Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất.
- Không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký.
- Có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.
- Có ít nhất một trong các hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng.
(v) Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa.
- Giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.
- Giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa
(vi) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
Trên đây là các dấu hiệu nhận biết hàng giả theo quy định pháp luật.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Quy định về hàng giả (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 79 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15), hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm:
(i) Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
(ii) Hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý.
(iii) Hàng hóa sao chép lậu.
Trong đó:
- Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu: hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu hoặc dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.
- Hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý: hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó và việc gắn dấu hiệu này được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân không có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo quy định tại khoản 4 Điều 121 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 45 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) hoặc theo pháp luật của nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lý đó.
- Hàng hóa sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan.
Căn cứ Điều 32 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, biện pháp tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
(i) Trong trường hợp cấp thiết để bảo đảm chứng cứ không bị tiêu huỷ, tẩu tán, thay đổi hiện trạng hoặc ngăn ngừa khả năng dẫn đến hành vi xâm phạm tiếp theo.
(ii) Tổ chức, cá nhân xâm phạm không có khả năng, điều kiện để loại bỏ yếu tố xâm phạm khỏi hàng hoá hoặc cố tình không thực hiện yêu cầu loại bỏ yếu tố xâm phạm khỏi hàng hoá hoặc không thực hiện các biện pháp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm.
(iii) Hàng hoá không xác định được nguồn gốc, chủ hàng nhưng có đủ căn cứ để xác định hàng hoá đó là hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ.