Ngày 16/5/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về cách tiếp cận từ thị trường kèm theo Thông tư 32/2024/TT-BTC.
>> Danh mục hàng hóa có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh năm 2024
Thông tư 32/2024/TT-BTC bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024 và có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Căn cứ Điều 4 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về cách tiếp cận thị trường kèm theo Thông tư 32/2024/TT-BTC (sau đây gọi là Chuẩn mực), về cách tiếp cận từ thị trường như sau:
(i) Cách tiếp cận từ thị trường xác định giá trị của tài sản thẩm định giá thông qua việc so sánh tài sản thẩm định giá với các tài sản so sánh đã có các thông tin về giá trên thị trường; trường hợp thẩm định giá doanh nghiệp được sử dụng thêm các thông tin về giá của chính tài sản thẩm định giá.
(ii) Tùy theo loại tài sản, cách tiếp cận từ thị trường có thể được cụ thể hóa thành các phương pháp gồm phương pháp so sánh, phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch.
Phương pháp tỷ số bình quân và phương pháp giá giao dịch chỉ áp dụng đối với thẩm định giá doanh nghiệp và được quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về cách tiếp cận từ thị trường (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 5 Chuẩn mực, việc áp dụng phương pháp so sánh được quy định như sau:
(i) Phương pháp so sánh xác định giá trị của tài sản thẩm định giá dựa trên cơ sở đối chiếu, phân tích và đánh giá các yếu tố so sánh của các tài sản so sánh với tài sản thẩm định giá từ đó điều chỉnh mức giá của các tài sản so sánh làm cơ sở ước tính giá trị của tài sản thẩm định giá.
(ii) Phương pháp so sánh được áp dụng để thẩm định giá tài sản có hoạt động chuyển nhượng hoặc chào mua hoặc chào bán công khai trên thị trường. Một tài sản được coi là có hoạt động chuyển nhượng hoặc chào mua hoặc chào bán công khai trên thị trường khi thu thập được ít nhất 03 tài sản so sánh từ các tổ chức, cá nhân khác nhau đã chuyển nhượng hoặc được chào mua hoặc chào bán trên thị trường gần thời điểm thẩm định giá và địa điểm của tài sản thẩm định giá.
(iii) Nội dung thực hiện
- Khảo sát và thu thập thông tin về tài sản so sánh.
- Phân tích thông tin.
- Điều chỉnh sự khác biệt giữa tài sản thẩm định giá với tài sản so sánh.
- Xác định mức giá chỉ dẫn của các tài sản so sánh.
- Xác định mức giá của tài sản thẩm định giá.
Căn cứ điểm a và c khoản 2 Điều 8 Chuẩn mực, về đối tượng và nguyên tắc điều chỉnh sự khác biệt giữa tài sản thẩm định giá với tài sản so sánh như sau:
(i) Đối tượng điều chỉnh: là giá đã chuyển nhượng hoặc giá chào mua hoặc giá chào bán trên thị trường sau khi đã có sự điều chỉnh hợp lý về mức giá mua bán thành công phổ biến trên thị trường của tài sản so sánh.
(iii) Nguyên tắc điều chỉnh:
Lấy các yếu tố so sánh của tài sản thẩm định giá làm chuẩn để làm cơ sở điều chỉnh giá của tài sản so sánh theo các yếu tố so sánh của tài sản thẩm định giá.
Khi điều chỉnh giá theo sự khác biệt của một yếu tố so sánh thì cố định những yếu tố so sánh còn lại (coi như giống nhau). Những yếu tố ở tài sản thẩm định giá kém hơn so với tài sản so sánh thì điều chỉnh giảm (-) mức giá của tài sản so sánh. Những yếu tố ở tài sản thẩm định giá vượt trội hơn so với tài sản so sánh thì điều chỉnh tăng (+) mức giá của tài sản so sánh. Những yếu tố ở tài sản thẩm định giá giống với tài sản so sánh thì giữ nguyên mức giá của tài sản so sánh (không điều chỉnh).
Mỗi một sự điều chỉnh về các yếu tố so sánh được chứng minh từ các chứng cứ điều tra thu thập được trên thị trường, như các phiếu thu thập thông tin; báo cáo phân tích thông tin; báo cáo nghiên cứu thị trường hoặc các tài liệu liên quan khác.