Cho tôi hỏi về Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần được pháp luật quy định như thế nào? – Mạnh Hải (Long An).
>> Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC (Phần 17)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC (Phần 16)
Căn cứ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 705) (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính), Chuẩn mực kiểm toán số 705 được quy định như sau:
Chuẩn mực kiểm toán số 705 quy định và hướng dẫn trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán (sau đây gọi là “kiểm toán viên”) đối với việc phát hành báo cáo kiểm toán phù hợp với hoàn cảnh thực tế, theo quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) và trong trường hợp kiểm toán viên kết luận cần phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Chuẩn mực kiểm toán số 705 quy định và hướng dẫn ba dạng ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, được gọi là “ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, “ý kiến kiểm toán trái ngược” và “từ chối đưa ra ý kiến”. Việc quyết định xem dạng ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần nào là phù hợp phụ thuộc vào:
+ Bản chất của vấn đề dẫn đến việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, cụ thể là do báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu hoặc báo cáo tài chính có thể có sai sót trọng yếu trong trường hợp kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp;
+ Xét đoán của kiểm toán viên về ảnh hưởng lan tỏa hoặc những ảnh hưởng có thể có của vấn đề nêu tại (+) bên trên đối với báo cáo tài chính (xem hướng dẫn tại đoạn A1 Chuẩn mực kiểm toán số 705 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán số 705 trong quá trình kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán trong trường hợp đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần để công bố kết quả kiểm toán báo cáo tài chính.
Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán cần phải có các hiểu biết cần thiết về nguyên tắc và thủ tục lập báo cáo kiểm toán quy định và hướng dẫn trong Chuẩn mực kiểm toán số 705 để hiểu và sử dụng đúng đắn kết quả kiểm toán.
Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần đối với báo cáo tài chính một cách rõ ràng, phù hợp, và điều này là cần thiết khi:
- Dựa trên bằng chứng kiểm toán đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là tổng thể báo cáo tài chính vẫn còn sai sót trọng yếu; hoặc
- Kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để kết luận rằng tổng thể báo cáo tài chính không còn sai sót trọng yếu.
Trong các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
- Lan tỏa: Là một thuật ngữ được sử dụng, trong điều kiện có sai sót, để mô tả những ảnh hưởng của sai sót đối với báo cáo tài chính hoặc mô tả những ảnh hưởng sâu, rộng có thể có của sai sót chưa được phát hiện (nếu có) đối với báo cáo tài chính do kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Ảnh hưởng lan tỏa đối với báo cáo tài chính là những ảnh hưởng mà theo xét đoán của kiểm toán viên:
+ Những ảnh hưởng này không chỉ giới hạn đến một số yếu tố, một số tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính;
+ Kể cả chỉ ảnh hưởng giới hạn đến một số yếu tố, một số tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính thì những ảnh hưởng này vẫn đại diện hoặc có thể đại diện cho một phần quan trọng của báo cáo tài chính; hoặc
+ Những ảnh hưởng này trong trường hợp liên quan đến các thuyết minh, là vấn đề căn bản để người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính.
- Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: Là một trong ba dạng ý kiến: “Ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, “Ý kiến kiểm toán trái ngược” hoặc “Từ chối đưa ra ý kiến”.
Quý khách hàng xem tiếp >> Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (Phần 2)