PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC qua bài viết sau:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (Phần 15)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (Phần 14)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 700. Cụ thể như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 700 cần tham khảo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200.
Đoạn 20 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), được hướng dẫn cụ thể như sau:
Hướng dẫn đoạn 44 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), cụ thể như sau:
- Kiểm toán viên có thể nêu rõ trong báo cáo kiểm toán là cuộc kiểm toán đã được tiến hành theo đồng thời chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế hoặc chuẩn mực kiểm toán của một quốc gia khác khi kiểm toán viên tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đồng thời cũng tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán quốc tế hoặc chuẩn mực kiểm toán của một quốc gia khác có liên quan đến cuộc kiểm toán (xem đoạn A56 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Việc tham chiếu đến cả chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế hoặc chuẩn mực kiểm toán của một quốc gia khác là không phù hợp nếu có mâu thuẫn giữa các yêu cầu của các chuẩn mực này dẫn tới việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến khác nhau hoặc không trình bày một đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” theo yêu cầu của các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.
Ví dụ, chuẩn mực kiểm toán của một quốc gia khác không cho phép kiểm toán viên trình bày trong báo cáo kiểm toán một đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” về tính hoạt động liên tục của đơn vị, trong khi đoạn 19 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC lại yêu cầu kiểm toán viên phải trình bày đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” trong trường hợp đó.
Trong trường hợp này, báo cáo kiểm toán chỉ được tham chiếu đến các chuẩn mực kiểm toán (chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực kiểm toán quốc tế hoặc chuẩn mực kiểm toán của một quốc gia khác) mà kiểm toán viên tuân thủ trong quá trình lập báo cáo kiểm toán.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC (Phần 18)
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Hướng dẫn đoạn 46 – 47 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
(i) Trong một số trường hợp, đơn vị được kiểm toán có thể được pháp luật và các quy định yêu cầu hoặc có thể tự nguyện lựa chọn trình bày cùng với báo cáo tài chính các thông tin bổ sung mà khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng không yêu cầu.
Ví dụ, thông tin bổ sung có thể được trình bày để tăng thêm sự hiểu biết của người sử dụng báo cáo tài chính đối với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hoặc giải thích thêm về một số khoản mục cụ thể trên báo cáo tài chính.
Thông tin này thường được trình bày trong các phụ lục hoặc thuyết minh bổ sung.
(ii) Kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán về các thông tin bổ sung không thể được tách biệt rõ ràng với báo cáo tài chính do nội dung và cách trình bày các thông tin đó.
Ví dụ, các thuyết minh báo cáo tài chính phải có phần giải thích về mức độ tuân thủ của báo cáo tài chính đó với một khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính khác.
Kiểm toán viên cũng phải đưa ra ý kiến kiểm toán về các phụ lục hoặc thuyết minh bổ sung mà báo cáo tài chính tham chiếu đến.
(iii) Nếu đoạn mô tả về các báo cáo cấu thành bộ báo cáo tài chính trong phần mở đầu của báo cáo kiểm toán đã tham chiếu đầy đủ đến các thuyết minh thì phần mở đầu báo kiểm toán không cần phải nêu cụ thể về các thông tin bổ sung thuộc phạm vi ý kiến kiểm toán.
(iv) Pháp luật và các quy định có thể không yêu cầu phải kiểm toán thông tin bổ sung và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán có thể không yêu cầu kiểm toán viên đưa các thông tin bổ sung vào phạm vi kiểm toán báo cáo tài chính.
(v) Kiểm toán viên có thể đánh giá liệu cách trình bày các thông tin bổ sung chưa được kiểm toán có thể gây hiểu lầm là các thông tin bổ sung này đã được kiểm toán hay không, ví dụ, vị trí các thông tin bổ sung chưa được kiểm toán trong báo cáo tài chính và các thông tin bổ sung đã được kiểm toán, và liệu các thông tin đó có được ghi rõ là “chưa được kiểm toán” hay không.
(vi) Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán có thể thay đổi cách trình bày đối với các thông tin bổ sung chưa được kiểm toán, làm cho các thông tin đó có thể bị hiểu là đã được kiểm toán, ví dụ:
- Bỏ đi các tham chiếu từ báo cáo tài chính đến các phụ lục bổ sung chưa được kiểm toán hoặc đến các thuyết minh chưa được kiểm toán để phân biệt rõ các thông tin đã được kiểm toán và chưa được kiểm toán.
- Đặt các thông tin bổ sung chưa được kiểm toán ngoài báo cáo tài chính, hoặc nếu có thể, ít nhất gộp các thuyết minh chưa được kiểm toán và đặt cuối cùng sau các thuyết minh bắt buộc trong báo cáo tài chính và nêu rõ là các thuyết minh đó chưa được kiểm toán. Các thuyết minh chưa được kiểm toán bị trình bày lẫn với các thuyết minh đã được kiểm toán có thể bị hiểu sai là đã được kiểm toán.
(vii) Thông tin bổ sung chưa được kiểm toán không có nghĩa là kiểm toán viên không có trách nhiệm xem xét các thông tin đó để xác định điểm không nhất quán trọng yếu so với báo cáo tài chính đã được kiểm toán.
Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với các thông tin bổ sung chưa được kiểm toán nhất quán với các trách nhiệm được quy định tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 720 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC.
Quý khách hàng tiếp tục xem >> Chuẩn mực kiểm toán số 700: Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC (Phần 19).