PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày Chuẩn mực kiểm toán số 620: Sử dụng công việc của chuyên gia qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 620: Sử dụng công việc của chuyên gia (Phần 13)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 620: Sử dụng công việc của chuyên gia (Phần 12)
Căn cứ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 620: Sử dụng công việc của chuyên gia (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 620) (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính), Chuẩn mực kiểm toán số 620 tiếp tục được quy định như sau:
Hướng dẫn đoạn 11(b) Chuẩn mực kiểm toán số 620 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
- Thỏa thuận về vai trò và trách nhiệm của kiểm toán viên và của chuyên gia có thể bao gồm:
+ Kiểm toán viên hay chuyên gia sẽ thực hiện kiểm tra chi tiết nguồn dữ liệu;
+ Đồng ý cho kiểm toán viên thảo luận những phát hiện và kết luận của chuyên gia với đơn vị được kiểm toán và các bên khác, và được sử dụng các phát hiện, kết luận đó làm cơ sở đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần trên báo cáo kiểm toán, nếu cần thiết (xem đoạn A42 Chuẩn mực kiểm toán số 620 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC);
+ Bất kỳ thỏa thuận nào để thông báo cho chuyên gia về kết luận của kiểm toán viên liên quan đến công việc của chuyên gia.
- Giấy tờ làm việc:
+ Thỏa thuận về vai trò, trách nhiệm giữa kiểm toán viên và chuyên gia có thể bao gồm thỏa thuận về quyền tiếp cận hoặc lưu giữ giấy tờ làm việc của các bên.
+ Nếu chuyên gia là một thành viên của nhóm kiểm toán thì giấy tờ làm việc của chuyên gia là một phần của tài liệu, hồ sơ kiểm toán.
+ Giấy tờ làm việc của chuyên gia bên ngoài không phải là một phần của tài liệu, hồ sơ kiểm toán, trừ khi có thỏa thuận khác.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 620: Sử dụng công việc của chuyên gia (Phần 10) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hướng dẫn đoạn 11(c) Chuẩn mực kiểm toán số 620 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
- Việc trao đổi thông tin hai chiều có hiệu quả sẽ giúp phối hợp tốt nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục của chuyên gia với các công việc khác của cuộc kiểm toán, và những sửa đổi đối với mục tiêu công việc của chuyên gia trong quá trình kiểm toán.
- Ví dụ, khi công việc của chuyên gia liên quan đến các kết luận của kiểm toán viên về một rủi ro đáng kể, thì báo cáo chính thức bằng văn bản khi kết thúc công việc của chuyên gia và báo cáo bằng lời trong quá trình làm việc đều có thể phù hợp.
- Việc xác định thành viên Ban Giám đốc hoặc nhân viên nào của doanh nghiệp kiểm toán sẽ trao đổi với chuyên gia, và thủ tục trao đổi giữa chuyên gia và đơn vị được kiểm toán sẽ giúp việc trao đổi thông tin kịp thời và hiệu quả, đặc biệt trong các cuộc kiểm toán lớn.
Hướng dẫn đoạn 11(d) Chuẩn mực kiểm toán số 620 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
- Những điều khoản về tính bảo mật theo chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp áp dụng cho kiểm toán viên cũng phải được áp dụng cho chuyên gia của doanh nghiệp kiểm toán. Pháp luật và các quy định có thể có thêm các yêu cầu khác.
- Đơn vị được kiểm toán cũng có thể yêu cầu phải có điều khoản về tính bảo mật với chuyên gia bên ngoài của doanh nghiệp kiểm toán.
Hướng dẫn đoạn 12 Chuẩn mực kiểm toán số 620 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
Việc đánh giá về năng lực, khả năng và tính khách quan của chuyên gia, kinh nghiệm của kiểm toán viên trong lĩnh vực chuyên môn của chuyên gia và đặc điểm công việc của chuyên gia sẽ ảnh hưởng tới nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán để đánh giá tính đầy đủ, thích hợp của công việc của chuyên gia cho mục đích kiểm toán.
Quý khách hàng xem tiếp >> Chuẩn mực kiểm toán số 620: Sử dụng công việc của chuyên gia (Phần 11)