PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 580: Giải trình bằng văn bản qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (Phần 10)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 610: Sử dụng công việc của kiểm toán viên nội bộ (Phần 4)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 580: Giải trình bằng văn bản (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 580) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 580. Cụ thể như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 580 cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
Hướng dẫn đoạn 10 - 11, 13 của Chuẩn mực kiểm toán số 580 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), cụ thể dưới đây:
Đoạn 05 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 450 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC quy định kiểm toán viên phải tổng hợp tất cả các sai sót đã được phát hiện trong quá trình kiểm toán, trừ những sai sót không đáng kể.
Kiểm toán viên có thể xác định một mức giá trị cụ thể mà các sai sót lớn hơn mức đó không thể được coi là sai sót không đáng kể. Tương tự như vậy, kiểm toán viên có thể cân nhắc việc trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về một mức giá trị cụ thể mà các giao dịch có giá trị lớn hơn mức đó cần phải được giải trình bằng văn bản.
Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán |
Chuẩn mực kiểm toán số 580: Giải trình bằng văn bản (Phần 7)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Đoạn 14 của Chuẩn mực kiểm toán số 580 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), được hướng dẫn cụ thể như sau:
(i) Vì các giải trình bằng văn bản là bằng chứng kiểm toán cần thiết nên kiểm toán viên không thể đưa ra ý kiến kiểm toán và ký lập báo cáo kiểm toán trước ngày Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán ký văn bản giải trình.
Ngoài ra, do kiểm toán viên phải xem xét các sự kiện xảy ra cho đến ngày lập báo cáo kiểm toán mà các sự kiện đó có thể phải được điều chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính nên ngày Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán ký văn bản giải trình phải gần sát nhất so với ngày lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính, nhưng không được sau ngày lập báo cáo kiểm toán.
(ii) Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên có thể cần thu thập giải trình bằng văn bản về một cơ sở dẫn liệu cụ thể của báo cáo tài chính. Khi đó, kiểm toán viên có thể cần yêu cầu đơn vị cung cấp giải trình mới nhất bằng văn bản.
(iii) Giai đoạn được giải trình là tất cả các giai đoạn được đề cập trong báo cáo kiểm toán vì Ban Giám đốc phải xác nhận lại rằng các giải trình bằng văn bản mà Ban Giám đốc đã thực hiện liên quan đến các kỳ trước vẫn còn phù hợp.
Kiểm toán viên và Ban Giám đốc có thể thống nhất về hình thức văn bản giải trình, trong đó cập nhật lại các giải trình liên quan đến các kỳ trước bằng việc nêu rõ liệu có thay đổi nào đối với các giải trình kỳ trước hay không, và nếu có thì thay đổi đó là gì.
(iv) Thực tế có thể có trường hợp Ban Giám đốc kỳ hiện tại không đảm nhiệm chức vụ này trong tất cả các kỳ được đề cập trong báo cáo kiểm toán. Ban Giám đốc kỳ hiện tại có thể khẳng định rằng họ không có trách nhiệm cung cấp một số hoặc tất cả các nội dung cần giải trình bằng văn bản vì họ không đảm nhiệm chức vụ này trong các kỳ trước đó.
Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không làm giảm bớt trách nhiệm của Ban Giám đốc kỳ hiện tại đối với báo cáo tài chính xét trên phương diện tổng thể. Do đó, trong trường hợp này, kiểm toán viên vẫn phải yêu cầu Ban Giám đốc cung cấp giải trình bằng văn bản về tất cả các kỳ có liên quan.
Quý khách hàng tiếp tục xem >> Chuẩn mực kiểm toán số 580: Giải trình bằng văn bản (Phần 8).