PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 580: Giải trình bằng văn bản qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (Phần 12)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (Phần 11)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 580: Giải trình bằng văn bản (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 580) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 580. Cụ thể như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 580 cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
Hướng dẫn đoạn 15 của Chuẩn mực kiểm toán số 580 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), cụ thể dưới đây:
- Các giải trình bằng văn bản phải được trình bày trong Thư giải trình gửi cho kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán. Ngoài ra, pháp luật và các quy định cũng có thể yêu cầu Ban Giám đốc phải lập bản giải trình công khai về trách nhiệm của họ Ví dụ: Báo cáo của Ban Giám đốc đính kèm báo cáo tài chính.
Mặc dù báo cáo đó là bản giải trình đối với người sử dụng báo cáo tài chính hoặc đối với cơ quan có thẩm quyền thích hợp, kiểm toán viên có thể xác định rằng đây là hình thức giải trình bằng văn bản phù hợp về một số hoặc tất cả các vấn đề phải giải trình với kiểm toán viên theo quy định tại đoạn 10 hoặc 11 của Chuẩn mực kiểm toán số 580 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC.
Do đó, những vấn đề liên quan đã được giải trình trong bản giải trình theo pháp luật và các quy định không cần phải trình bày lại trong Thư giải trình. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc kiểm toán viên xác định tính phù hợp của bản giải trình bao gồm:
+ Bản giải trình có bao gồm xác nhận về việc Ban Giám đốc đã hoàn thành các trách nhiệm của mình theo quy định tại đoạn 10 hoặc 11 của Chuẩn mực kiểm toán số 580 hay không.
+ Bản giải trình có được cung cấp hoặc phê duyệt bởi những người mà kiểm toán viên yêu cầu giải trình bằng văn bản hay không.
+ Bản giải trình có được cung cấp cho kiểm toán viên gần sát nhất với ngày lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính, nhưng không được sau ngày lập báo cáo kiểm toán hay không (xem đoạn 14 của Chuẩn mực kiểm toán số 580 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Một báo cáo chính thức về tính tuân thủ pháp luật và các quy định hoặc về việc phê duyệt báo cáo tài chính sẽ không chứa đựng đầy đủ thông tin để cho phép kiểm toán viên hài lòng rằng tất cả các giải trình cần thiết đã được thực hiện một cách có chủ định.
Việc trình bày các trách nhiệm của Ban Giám đốc theo yêu cầu của pháp luật và các quy định không được coi là thay thế cho các giải trình bằng văn bản theo yêu cầu của kiểm toán viên.
- Phụ lục 02 của Chuẩn mực kiểm toán số 580 cung cấp ví dụ minh họa về Thư giải trình (Xem chi tiết ví dụ minh họa tại: mục 5 Phần 10 và Phần 11 của bài viết).
Chuẩn mực kiểm toán số 540: Kiểm toán các ước tính kế toán |
Chuẩn mực kiểm toán số 580: Giải trình bằng văn bản (Phần 8)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Đoạn 10 - 11, 13 của Chuẩn mực kiểm toán số 580 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), quy định về trao đổi với Ban quản trị được hướng dẫn như sau:
Đoạn 16(c)(ii) của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 260 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC quy định kiểm toán viên phải trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán về các giải trình bằng văn bản mà kiểm toán viên yêu cầu Ban Giám đốc thực hiện.
Hướng dẫn đoạn 16 -17 của Chuẩn mực kiểm toán số 580 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) như sau:
(i) Nếu phát hiện được sự không nhất quán giữa một hoặc các vấn đề được giải trình bằng văn bản với bằng chứng kiểm toán thu thập được từ nguồn khác, kiểm toán viên có thể cân nhắc liệu việc đánh giá rủi ro có còn phù hợp hay không và nếu không thì kiểm toán viên có thể sửa đổi việc đánh giá rủi ro và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán tiếp theo để xử lý các rủi ro đã đánh giá.
(ii) Những lo ngại về năng lực chuyên môn, tính chính trực, tư cách đạo đức, tính cẩn trọng của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán hoặc lo ngại về cam kết, nỗ lực của Ban Giám đốc đơn vị để duy trì các phẩm chất trên có thể dẫn đến việc kiểm toán viên kết luận rằng có rủi ro do Ban Giám đốc giải trình sai trong báo cáo tài chính làm cho không thể thực hiện được cuộc kiểm.
Trong trường hợp đó, kiểm toán viên có thể xem xét rút khỏi hợp đồng kiểm toán nếu pháp luật và các quy định cho phép, trừ khi Ban quản trị đơn vị được kiểm toán có các biện pháp xử lý phù hợp. Tuy nhiên, các biện pháp xử lý của Ban quản trị đơn vị có thể không đủ để cho phép kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.
Quý khách hàng tiếp tục xem >> Chuẩn mực kiểm toán số 580: Giải trình bằng văn bản (Phần 9).