PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 580: Giải trình bằng văn bản qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 580: Giải trình bằng văn bản (Phần 5)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 580: Giải trình bằng văn bản (Phần 4)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 580: Giải trình bằng văn bản (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 580) ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 580. Cụ thể như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 580 cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
Hướng dẫn đoạn 13 của Chuẩn mực kiểm toán số 580 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), cụ thể dưới đây:
Ngoài giải trình bằng văn bản theo quy định tại đoạn 10 của Chuẩn mực kiểm toán số 580 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, kiểm toán viên có thể cân nhắc sự cần thiết phải yêu cầu giải trình bằng văn bản về các vấn đề khác liên quan đến báo cáo tài chính.
Các giải trình bằng văn bản này có thể bổ sung cho giải trình theo quy định tại đoạn 10 của Chuẩn mực kiểm toán số 580 nhưng không thay thế cho giải trình đó. Các giải trình về các vấn đề khác liên quan đến báo cáo tài chính có thể bao gồm:
- Việc lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán có phù hợp hay không.
- Các vấn đề sau đây có được ghi nhận, đánh giá, trình bày hoặc thuyết minh theo khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không:
+ Các kế hoạch hoặc dự định có thể ảnh hưởng tới giá trị ghi sổ hoặc phân loại tài sản và nợ phải trả.
+ Nợ phải trả, kể cả nợ thực tế và nợ tiềm tàng.
+ Quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát đối với tài sản, quyền nắm giữ hoặc các hạn chế đối với tài sản, các tài sản thế chấp.
+ Các khía cạnh của pháp luật và các quy định, các thỏa thuận của hợp đồng có thể ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, kể cả hành vi không tuân thủ.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp; hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 580: Giải trình bằng văn bản (Phần 6)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Ngoài giải trình bằng văn bản theo quy định tại đoạn 11 của Chuẩn mực kiểm toán số 580 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, kiểm toán viên có thể cân nhắc sự cần thiết phải yêu cầu Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán cung cấp giải trình bằng văn bản về việc Ban Giám đốc đã trao đổi với kiểm toán viên về tất cả các khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ mà họ biết.
- Khi thu thập bằng chứng hoặc đánh giá về các xét đoán và dự định của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán, kiểm toán viên có thể xem xét một hoặc các vấn đề sau:
+ Tình hình thực hiện các dự định đã đề ra của đơn vị trong quá khứ.
+ Lý do đơn vị lựa chọn các hành động cụ thể.
+ Khả năng đơn vị thực hiện các hành động đó.
+ Sự tồn tại hoặc thiếu bất kỳ thông tin nào khác có thể được thu thập trong quá trình kiểm toán mà các thông tin này có thể không nhất quán với xét đoán hoặc dự định của Ban Giám đốc.
- Ngoài ra, kiểm toán viên có thể cân nhắc sự cần thiết phải yêu cầu Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán cung cấp giải trình bằng văn bản về các cơ sở dẫn liệu cụ thể trong báo cáo tài chính, đặc biệt là để bổ sung cho hiểu biết mà kiểm toán viên thu được từ bằng chứng kiểm toán khác về xét đoán hoặc dự định của Ban Giám đốc có liên quan đến một cơ sở dẫn liệu cụ thể hoặc tính đầy đủ của cơ sở dẫn liệu đó.
Ví dụ, nếu dự định của Ban Giám đốc là quan trọng để làm cơ sở đánh giá các khoản đầu tư, thì kiểm toán viên có thể không thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nếu không có giải trình bằng văn bản của Ban Giám đốc về các dự định của họ.
Trong trường hợp này, mặc dù việc giải trình bằng văn bản cung cấp bằng chứng kiểm toán cần thiết nhưng có thể chưa cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho cơ sở dẫn liệu đó.
Quý khách hàng tiếp tục xem >> Chuẩn mực kiểm toán số 580: Giải trình bằng văn bản (Phần 7).