PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về Chuẩn mực kiểm toán số 530: Lấy mẫu kiểm toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 530: Lấy mẫu kiểm toán (Phần 3)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 530: Lấy mẫu kiểm toán (Phần 2)
Căn cứ theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 530: Lấy mẫu kiểm toán (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 530) ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, Chuẩn mực kiểm toán số 530 được quy định như sau:
Hướng dẫn đoạn 07 Chuẩn mực kiểm toán số 530 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
- Cỡ mẫu là số lượng các phần tử trong tổng thể được lựa chọn theo tiêu thức nhất định vào mẫu để kiểm tra. Mức độ rủi ro lấy mẫu mà kiểm toán viên có thể chấp nhận ảnh hưởng tới cỡ mẫu yêu cầu. Mức độ rủi ro mà kiểm toán viên có thể chấp nhận càng thấp thì cỡ mẫu cần thiết sẽ càng lớn.
- Cỡ mẫu có thể được xác định thông qua các tính toán thống kê hoặc dựa trên xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên. Phụ lục 02 và 03 của Chuẩn mực kiểm toán số 530 (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) nêu ra các ảnh hưởng đặc trưng của các yếu tố khác nhau tới việc xác định cỡ mẫu. Trong các hoàn cảnh giống nhau, ảnh hưởng của các yếu tố lên cỡ mẫu như đề cập tới trong Phụ lục 02 và 03 sẽ tương tự nhau cho dù lựa chọn phương pháp thống kê hay phi thống kê.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 530: Lấy mẫu kiểm toán (Phần 4) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hướng dẫn đoạn 08 Chuẩn mực kiểm toán số 530 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
- Theo phương pháp lấy mẫu thống kê, các phần tử được lựa chọn vào mẫu một cách ngẫu nhiên để mỗi đơn vị lấy mẫu có một xác suất được lựa chọn xác định. Theo phương pháp lấy mẫu phi thống kê, kiểm toán viên sử dụng xét đoán chuyên môn để lựa chọn các phần tử của mẫu. Do mục tiêu của việc lấy mẫu là nhằm cung cấp cơ sở hợp lý cho kiểm toán viên đưa ra kết luận về tổng thể được lấy mẫu nên kiểm toán viên cần lựa chọn một mẫu đại diện bao gồm các phần tử mang đặc điểm tiêu biểu của tổng thể, để tránh sự thiên lệch.
- Các phương pháp chủ yếu để chọn mẫu là lựa chọn ngẫu nhiên, lựa chọn theo hệ thống và lựa chọn bất kỳ. Các phương pháp này sẽ được đề cập chi tiết hơn ở Phụ lục 04 của Chuẩn mực kiểm toán số 530 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC.
Hướng dẫn đoạn 10 - 11 Chuẩn mực kiểm toán số 530 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
- Ví dụ về trường hợp cần thực hiện thủ tục kiểm toán đối với phần tử thay thế là khi kiểm toán viên chọn phải một séc không có hiệu lực khi kiểm tra bằng chứng về thủ tục xét duyệt thanh toán. Nếu kiểm toán viên nhận thấy séc không có hiệu lực này là hợp lý thì trường hợp này không được xem là sai lệch và kiểm toán viên cần chọn một séc khác để kiểm tra.
- Ví dụ về trường hợp kiểm toán viên không thể áp dụng thủ tục kiểm toán được thiết kế cho một phần tử được lựa chọn là khi các hồ sơ, tài liệu liên quan đến phần tử đó bị mất.
- Ví dụ về một thủ tục thay thế thích hợp như trong trường hợp không nhận được hồi âm thư xác nhận các khoản phải thu, kiểm toán viên có thể kiểm tra khoản tiền thu được sau ngày khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính cùng với bằng chứng về nguồn gốc và mục đích thanh toán của các khoản tiền đó.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 530: Lấy mẫu kiểm toán (Phần 5)