PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài (Phần 7)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán
Tại Phần 01 của bài viết đã giải thích 02 thuật ngữ trong Chuẩn mực kiểm toán số 500 căn cứ theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 500) (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính), sau đây là các thuật ngữ tiếp theo trong Chuẩn mực kiểm toán số 500:
Bằng chứng kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các tài liệu, thông tin này, kiểm toán viên đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến kiểm toán. Bằng chứng kiểm toán bao gồm những tài liệu, thông tin chứa đựng trong các tài liệu, sổ kế toán, kể cả báo cáo tài chính và những tài liệu, thông tin khác.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán (Phần 2) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Chuyên gia của đơn vị được kiểm toán: Là một cá nhân hoặc một tổ chức có kinh nghiệm chuyên môn trong một lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán, kiểm toán, mà công việc của chuyên gia trong lĩnh vực đó được đơn vị được kiểm toán sử dụng trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính.
Tính đầy đủ (của bằng chứng kiểm toán): Là tiêu chuẩn đánh giá về số lượng bằng chứng kiểm toán. Số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập chịu ảnh hưởng bởi đánh giá của kiểm toán viên đối với rủi ro có sai sót trọng yếu và chất lượng của mỗi bằng chứng kiểm toán.
Kiểm toán viên phải thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp với từng hoàn cảnh nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp (xem hướng dẫn tại đoạn A1 - A25 Chuẩn mực kiểm toán số 500 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Khi thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét tính phù hợp và độ tin cậy của tài liệu, thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A26 - A33 Chuẩn mực kiểm toán số 500 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Nếu tài liệu, thông tin được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán được tạo lập nhờ sử dụng công việc của chuyên gia của đơn vị được kiểm toán, tùy thuộc vào tầm quan trọng của công việc của chuyên gia đối với mục đích kiểm toán, kiểm toán viên phải thực hiện các việc sau ở phạm vi cần thiết để (xem hướng dẫn tại đoạn A34 - A36 Chuẩn mực kiểm toán số 500 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
+ Đánh giá năng lực, khả năng và tính khách quan của chuyên gia đó (xem hướng dẫn tại đoạn A37 - A43 Chuẩn mực kiểm toán số 500 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC);
+ Tìm hiểu về công việc của chuyên gia đó (xem hướng dẫn tại đoạn A44 - A47 Chuẩn mực kiểm toán số 500 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC);
+ Đánh giá tính thích hợp của công việc của chuyên gia được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán cho cơ sở dẫn liệu có liên quan (xem hướng dẫn tại đoạn A48 Chuẩn mực kiểm toán số 500 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Khi sử dụng tài liệu, thông tin do đơn vị được kiểm toán tạo ra, kiểm toán viên phải đánh giá liệu tài liệu, thông tin đó có đủ tin cậy cho mục đích kiểm toán hay không, bao gồm (khi cần thiết):
+ Thu thập bằng chứng kiểm toán về tính chính xác và tính đầy đủ của tài liệu, thông tin (xem hướng dẫn tại đoạn A49 - A50 Chuẩn mực kiểm toán số 500 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC);
+ Đánh giá liệu tài liệu, thông tin có đủ chính xác và chi tiết cho mục đích kiểm toán hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A51 Chuẩn mực kiểm toán số 500 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Quý khách hàng xem tiếp >> Chuẩn mực kiểm toán số 500: Bằng chứng kiểm toán (Phần 3)