PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 320: Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 320: Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán (Phần 5)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 320: Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán (Phần 4)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 320: Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 320) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 320. Cụ thể như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 320 cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
Sử dụng tiêu chí để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính (hướng dẫn đoạn 10 của Chuẩn mực kiểm toán số 320 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
Mức trọng yếu phải được xác định gắn liền với báo cáo tài chính mà kiểm toán viên thực hiện kiểm toán. Khi báo cáo tài chính được lập cho kỳ kế toán dài hơn hoặc ngắn hơn 12 tháng, ví dụ đối với một số đơn vị mới thành lập hoặc thay đổi kỳ kế toán, mức trọng yếu cần phải được xác định dựa trên báo cáo tài chính được lập cho kỳ kế toán đó.
Kiểm toán viên phải sử dụng xét đoán chuyên môn khi xác định tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho tiêu chí đã lựa chọn. Tỷ lệ phần trăm (%) và tiêu chí được lựa chọn thường có mối liên hệ với nhau, như tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho mức lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục thường cao hơn tỷ lệ phần trăm (%) áp dụng cho doanh thu.
Ví dụ, kiểm toán viên có thể cân nhắc mức năm phần trăm (5%) trên lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục đối với đơn vị hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, trong khi đó kiểm toán viên có thể cân nhắc tỷ lệ một phần trăm (1%) trên tổng doanh thu hoặc chi phí là phù hợp đối với đơn vị hoạt động phi lợi nhuận. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm cao hơn hoặc thấp hơn có thể được coi là phù hợp tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 320: Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán (Phần 6)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị nhỏ
Khi lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh liên tục của một đơn vị hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận thường xuyên ở mức thấp, có thể do Giám đốc đồng thời là người chủ sở hữu doanh nghiệp đã thu lại phần lớn lợi nhuận trước thuế dưới dạng tiền lương và các khoản thu nhập khác thì tiêu chí lựa chọn để xác định mức trọng yếu là lợi nhuận trước tiền lương, các khoản thu nhập khác và thuế có thể sẽ phù hợp hơn.
Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công
Khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công, tổng chi phí hoặc chi phí thuần (chi phí trừ thu nhập) có thể là tiêu chí phù hợp cho hoạt động của từng chương trình. Khi đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công có quản lý tài sản công, tài sản có thể là tiêu chí phù hợp để xác định mức trọng yếu.
Mức trọng yếu hay các mức trọng yếu cho các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh (hướng dẫn đoạn 10 của Chuẩn mực kiểm toán số 320 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
(i) Các yếu tố có thể dẫn đến sự tồn tại của một hoặc một số nhóm các giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh mà theo đó, các sai sót mặc dù thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính có thể gây ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính, bao gồm:
- Pháp luật và các quy định hoặc khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng có thể gây ảnh hưởng đến kỳ vọng của người sử dụng báo cáo tài chính liên quan đến giá trị hay thông tin thuyết minh của một số khoản mục nhất định trên báo cáo tài chính.
Ví dụ, giao dịch với các bên liên quan và thù lao của Ban Giám đốc và Ban quản trị.
- Những thông tin thuyết minh quan trọng liên quan đến ngành nghề mà đơn vị được kiểm toán đang hoạt động.
Ví dụ, chi phí nghiên cứu và triển khai của một công ty dược.
- Người sử dụng báo cáo tài chính quan tâm đến một lĩnh vực hoạt động nhất định của đơn vị, cần được thuyết minh riêng rẽ trên báo cáo tài chính.
Ví dụ, việc mới mua một bộ phận kinh doanh.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 320: Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán (Phần 7).