PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 320: Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 320: Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán (Phần 3)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 320: Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán (Phần 2)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 320: Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 320) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 320. Cụ thể như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực kiểm toán số 320 cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200.
Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán (hướng dẫn đoạn 05 của Chuẩn mực kiểm toán số 320 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
Khi thực hiện một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính, mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên là:
(i) Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng trên các khía cạnh trọng yếu hay chưa.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 320: Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán (Phần 4)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(ii) Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên (xem đoạn 11 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Kiểm toán viên đạt được sự đảm bảo hợp lý bằng cách thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để giảm rủi ro kiểm toán tới mức thấp có thể chấp nhận được theo quy định tại đoạn 17 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC.
Rủi ro kiểm toán là rủi ro mà kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi báo cáo tài chính còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm rủi ro có sai sót trọng yếu và rủi ro phát hiện (theo quy định tại đoạn 13(c) của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC). Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán cần được xem xét trong suốt quá trình kiểm toán, khi:
- Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu (xem Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo cần thực hiện (xem Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót chưa được điều chỉnh (nếu có) trên báo cáo tài chính (xem Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 450 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) và hình thành ý kiến kiểm toán (xem Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công (hướng dẫn đoạn 10 của Chuẩn mực kiểm toán số 320 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
Đối với các đơn vị trong lĩnh vực công, cơ quan quản lý nhà nước là đối tượng chủ yếu sử dụng báo cáo tài chính. Đồng thời, báo cáo tài chính có thể được cơ quan quản lý nhà nước sử dụng để đưa ra các quyết định khác ngoài các quyết định kinh tế.
Do đó, việc xác định mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính và mức trọng yếu hay các mức trọng yếu cho nhóm các giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh trong cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của các đơn vị trong lĩnh vực công chịu ảnh hưởng bởi pháp luật, các quy định và nhu cầu sử dụng thông tin tài chính của cơ quan quản lý nhà nước và công chúng liên quan đến các chương trình của lĩnh vực công.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 320: Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán (Phần 5).