PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày Chuẩn mực kiểm toán số 260: Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán như sau:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 260: Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (Phần 15)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 260: Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (Phần 14)
Căn cứ Phụ lục 01, Phụ lục 02 Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 260: Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 260) (ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính), Chuẩn mực kiểm toán số 260 được quy định như sau:
Danh mục này không sử dụng thay cho việc xem xét các quy định và hướng dẫn trong các chuẩn mực kiểm toán:
- Đoạn 30(a), Chuẩn mực kiểm soát chất lượng VSQC1;
- Đoạn 21, 38(c)(i) và 40 - 42, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240;
- Đoạn 14, 19 và 22 - 24, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 250;
- Đoạn 09, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 265;
- Đoạn 12 - 13, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 450;
- Đoạn 09, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 505;
- Đoạn 07, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 510;
- Đoạn 27, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 550;
- Đoạn 07(b)(c), 10(a), 13(b), 14(a) và 17 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560;
- Đoạn 23, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570;
- Đoạn 49, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 600;
- Đoạn 12, 14, 19 (a) và 28, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705;
- Đoạn 09, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 706;
- Đoạn 18, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 710;
- Đoạn 10, 13 và 16, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 720.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 260: Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán (Phần 16)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Nội dung trao đổi quy định tại đoạn 16(a) và hướng dẫn tại đoạn A17 Chuẩn mực kiểm toán số 260 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC bao gồm các vấn đề sau:
- Tính phù hợp của chính sách kế toán trong điều kiện cụ thể của đơn vị trong mối tương quan giữa yêu cầu cân đối chi phí cung cấp thông tin và lợi ích có thể thu được của người sử dụng báo cáo tài chính của đơn vị. Trường hợp đơn vị được kiểm toán được phép lựa chọn các chính sách kế toán thay thế, nội dung trao đổi có thể bao gồm việc xác định các khoản mục trên báo cáo tài chính chịu ảnh hưởng từ việc lựa chọn chính sách kế toán quan trọng cũng như các thông tin về chính sách kế toán mà các đơn vị cùng lĩnh vực áp dụng.
- Việc lựa chọn chính sách kế toán quan trọng lần đầu và thay đổi chính sách kế toán quan trọng, bao gồm việc áp dụng các chuẩn mực và chế độ kế toán mới ban hành. Nội dung trao đổi bao gồm: ảnh hưởng của thời điểm và phương pháp áp dụng thay đổi trong chính sách kế toán đến lợi nhuận của đơn vị trong năm hiện tại và các năm tiếp theo; thời điểm thay đổi chính sách kế toán liên quan đến các chuẩn mực và chế độ kế toán mới sắp có hiệu lực.
- Ảnh hưởng của các chính sách kế toán quan trọng trong các lĩnh vực mới hoặc đang gây tranh cãi (hay các chính sách đặc thù đối với từng ngành nghề, đặc biệt khi không có hướng dẫn chính thống hay sự đồng thuận khi áp dụng).
- Ảnh hưởng của thời điểm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế trong mối liên hệ với kỳ kế toán mà các nghiệp vụ này được ghi nhận.
Đối với những khoản mục mà việc sử dụng ước tính kế toán là quan trọng, các vấn đề cần trao đổi được quy định và hướng dẫn tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 540, bao gồm:
- Việc nhận diện các ước tính kế toán của Ban Giám đốc;
- Quá trình thiết lập các ước tính kế toán của Ban Giám đốc;
- Rủi ro có sai sót trọng yếu;
- Dấu hiệu có thể có sự thiên lệch của Ban Giám đốc;
- Trình bày tính không chắc chắn của các ước tính kế toán trên báo cáo tài chính.
- Các vấn đề và các xét đoán liên quan đưa ra nhằm hình thành các thông tin công bố đặc biệt nhạy cảm trên báo cáo tài chính (ví dụ, các thông tin công bố liên quan đến ghi nhận doanh thu, tiền lương, tiền thưởng, tính hoạt động liên tục, các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán và các tài sản, nợ tiềm tàng…).
- Tính khách quan, nhất quán và rõ ràng của các thông tin công bố trên báo cáo tài chính.
- Ảnh hưởng tiềm tàng đối với báo cáo tài chính từ các rủi ro đáng kể, sự kiện rõ ràng hay không chắc chắn, như các vụ kiện tụng chờ tòa phân xử, được trình bày trên báo cáo tài chính.
- Mức độ ảnh hưởng của các nghiệp vụ bất thường đến báo cáo tài chính, bao gồm các khoản mục không phát sinh thường xuyên được ghi nhận trong kỳ và mức độ chi tiết mà các nghiệp vụ này được trình bày trên báo cáo tài chính.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị ghi sổ của tài sản và nợ phải trả, bao gồm cơ sở xác định thời gian sử dụng hữu ích cho tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình của đơn vị. Nội dung trao đổi có thể bao hàm giải thích về cách thức lựa chọn nhân tố ảnh hưởng đến giá trị ghi sổ của các khoản mục và mức độ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính nếu lựa chọn phương pháp khác.
- Việc sửa chữa các sai sót mang tính lựa chọn, ví dụ chỉ sửa các sai sót dẫn đến khai tăng thu nhập mà không sửa các sai sót dẫn đến khai giảm thu nhập.
Click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.