PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán (Phần 6)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán (Phần 5)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán (sau đây viết tắt là chuẩn mực kiểm toán số 230) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 230. Cụ thể như sau:
Không áp dụng một quy định (hướng dẫn đoạn 12 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Các quy định của chuẩn mực kiểm toán được đặt ra để giúp kiểm toán viên đạt được mục tiêu quy định trong chuẩn mực kiểm toán, từ đó đạt được mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên. Trừ trường hợp đặc biệt, mỗi chuẩn mực kiểm toán đều yêu cầu kiểm toán viên phải tuân thủ tất cả các quy định phù hợp với từng cuộc kiểm toán.
- Quy định về tài liệu kiểm toán phải được áp dụng khi quy định đó phù hợp với thực tế của cuộc kiểm toán. Theo đoạn 22 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, một quy định chỉ được coi là không phù hợp trong các trường hợp sau:
+ Toàn bộ chuẩn mực kiểm toán đó không liên quan đến cuộc kiểm toán (ví dụ, nếu đơn vị được kiểm toán không có bộ phận kiểm toán nội bộ thì việc áp dụng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 610 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC là không phù hợp).
+ Một hoặc một số quy định nào đó là không phù hợp bởi vì quy định đó phải được áp dụng có điều kiện và điều kiện đó lại không tồn tại trong cuộc kiểm toán.
Ví dụ, quy định kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần trong trường hợp bị giới hạn phạm vi kiểm toán và không có khả năng thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhưng thực tế cuộc kiểm toán lại không có tình huống như vậy.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán (Phần 7)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Các vấn đề phát sinh sau ngày lập báo cáo kiểm toán (hướng dẫn đoạn 13 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
Ví dụ về các trường hợp đặc biệt đề cập tại đoạn 13 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC bao gồm các sự kiện mà kiểm toán viên biết sau ngày lập báo cáo kiểm toán nhưng sự kiện đó đã tồn tại từ trước và nếu kiểm toán viên biết trước ngày lập báo cáo kiểm toán thì có thể dẫn đến việc sửa đổi báo cáo tài chính hoặc đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (xem đoạn 14 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Những thay đổi sau đó đối với tài liệu kiểm toán phải được soát xét theo quy định tại đoạn 16 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, trong đó thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán chịu trách nhiệm cuối cùng đối với các thay đổi.
Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán (hướng dẫn đoạn 14 - 16 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Đoạn 45 của Chuẩn mực kiểm soát chất lượng VSQC1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC yêu cầu các doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng các chính sách và thủ tục để hoàn thành việc hoàn thiện hồ sơ kiểm toán kịp thời.
Thời hạn phù hợp để hoàn thiện hồ sơ kiểm toán chính thức thường không quá 60 ngày kể từ ngày lập báo cáo kiểm toán (xem đoạn A54 của Chuẩn mực kiểm soát chất lượng VSQC1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Việc hoàn thiện hồ sơ kiểm toán sau ngày lập báo cáo kiểm toán chỉ bao gồm các thủ tục hành chính không liên quan đến việc thực hiện các thủ tục kiểm toán mới hoặc đưa ra kết luận mới. Tuy nhiên, tài liệu kiểm toán có thể bị thay đổi trong quá trình hoàn thiện hồ sơ kiểm toán nếu thay đổi đó có tính chất hành chính. Ví dụ về các thay đổi đó như sau:
+ Xóa hoặc hủy bỏ các tài liệu đã bị thay thế.
+ Sắp xếp thứ tự, gộp và đánh tham chiếu chéo giữa các giấy tờ làm việc.
+ Ký xác nhận trên danh sách kiểm tra liên quan tới quá trình hoàn thiện hồ sơ.
+ Lưu trữ các bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên đã thu thập, thảo luận và thống nhất với các thành viên trong nhóm kiểm toán trước ngày lập báo cáo kiểm toán.
- Đoạn 47 của Chuẩn mực kiểm soát chất lượng VSQC1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC yêu cầu các doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng chính sách và thủ tục cho việc lưu trữ tài liệu, hồ sơ kiểm toán.
Thời hạn lưu trữ hồ sơ kiểm toán tối thiểu là 10 năm kể từ ngày lập báo cáo kiểm toán hoặc ngày lập báo cáo kiểm toán tập đoàn (xem đoạn A61 của Chuẩn mực kiểm soát chất lượng VSQC1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Trong trường hợp kiểm toán viên cần giải thích rõ hơn cho tài liệu kiểm toán có sẵn trong hồ sơ do nhận được ý kiến kiểm tra của các đối tượng bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên có thể phải thay đổi tài liệu kiểm toán có sẵn hoặc bổ sung tài liệu kiểm toán sau khi hồ sơ kiểm toán đã hoàn thiện.
Click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.