PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán (Phần 5)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán (Phần 4)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán (sau đây viết tắt là chuẩn mực kiểm toán số 230) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 230. Cụ thể như sau:
...
(ii) Đoạn 17 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC yêu cầu kiểm toán viên phải soát xét công việc kiểm toán đã thực hiện thông qua soát xét tài liệu, hồ sơ kiểm toán. Chuẩn mực kiểm toán yêu cầu phải ghi lại trong tài liệu, hồ sơ kiểm toán về nội dung soát xét, người soát xét và thời gian soát xét nhưng yêu cầu này không có nghĩa là từng giấy tờ làm việc phải có bằng chứng của việc soát xét.
Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023 |
Chuẩn mực kiểm toán số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán (Phần 6)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Ghi chép lại các cuộc thảo luận về các vấn đề quan trọng với Ban Giám đốc, Ban quản trị và những người khác (hướng dẫn đoạn 10 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
Các ghi chép không chỉ bao gồm tài liệu do kiểm toán viên lập mà còn bao gồm các tài liệu khác như biên bản họp do đơn vị được kiểm toán lập và được kiểm toán viên đồng ý. Kiểm toán viên có thể thảo luận các vấn đề quan trọng với những người khác, ví dụ nhân sự trong đơn vị được kiểm toán hay các đối tượng bên ngoài đơn vị như những người tư vấn chuyên môn cho đơn vị được kiểm toán.
Ghi chép lại cách giải quyết các vấn đề không nhất quán (hướng dẫn đoạn 11 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
Chuẩn mực kiểm toán số 230 yêu cầu phải ghi lại trong tài liệu kiểm toán cách thức kiểm toán viên giải quyết các vấn đề không nhất quán, nhưng yêu cầu này không có nghĩa là kiểm toán viên phải lưu lại tài liệu không đúng hoặc đã bị thay thế.
Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị nhỏ (hướng dẫn đoạn 08 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Tài liệu kiểm toán của cuộc kiểm toán đơn vị nhỏ thường có ít nội dung hơn so với cuộc kiểm toán đơn vị lớn.
Ngoài ra, đối với cuộc kiểm toán mà nhóm kiểm toán chỉ bao gồm một thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và một kiểm toán viên hành nghề, trong đó kiểm toán viên hành nghề trực tiếp thực hiện tất cả các công việc kiểm toán thì tài liệu kiểm toán sẽ không bao gồm các vấn đề phải được ghi chép lại để thông báo hoặc hướng dẫn các thành viên của nhóm kiểm toán (ví dụ, không có vấn đề nào cần phải ghi chép lại liên quan đến thảo luận nhóm).
Tuy nhiên, kiểm toán viên hành nghề phải tuân thủ yêu cầu ở đoạn 08 của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 230 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC về việc lập tài liệu kiểm toán sao cho kiểm toán viên có kinh nghiệm có thể hiểu được, do tài liệu kiểm toán có thể bị soát xét bởi các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp kiểm toán theo quy định hoặc vì các mục đích khác.
- Khi lập tài liệu kiểm toán cho cuộc kiểm toán đơn vị nhỏ, kiểm toán viên có thể ghi chép nhiều nội dung của cuộc kiểm toán trên cùng một tài liệu, có tham chiếu đến giấy tờ làm việc liên quan.
Ví dụ về các nội dung có thể được trình bày trên cùng một tài liệu trong cuộc kiểm toán đơn vị nhỏ là: Hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và kiểm soát nội bộ của đơn vị; chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán; mức trọng yếu (theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), đánh giá rủi ro, các vấn đề quan trọng phát hiện trong quá trình kiểm toán và kết luận đạt được.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 230: Tài liệu, hồ sơ kiểm toán (Phần 7).