PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán (Phần 6)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán (Phần 5)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1: Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác (VSQC1) (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 1) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 1. Cụ thể như sau:
Doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng các chính sách và thủ tục về việc chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và các hợp đồng dịch vụ cụ thể để có sự đảm bảo hợp lý rằng doanh nghiệp kiểm toán sẽ chỉ chấp nhận hoặc duy trì quan hệ khách hàng và các hợp đồng dịch vụ nếu doanh nghiệp kiểm toán:
- Có đủ năng lực chuyên môn và khả năng để thực hiện hợp đồng dịch vụ, bao gồm thời gian và các nguồn lực cần thiết (xem hướng dẫn tại đoạn A18, A23 của Chuẩn mực kiểm toán số 1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Có thể tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan.
- Đã xem xét tính chính trực của đơn vị được kiểm toán/khách hàng và không có thông tin nào làm cho doanh nghiệp kiểm toán kết luận rằng đơn vị được kiểm toán/khách hàng đó thiếu chính trực (xem hướng dẫn tại đoạn A19 - A20, A23 của Chuẩn mực kiểm toán số 1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán |
Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán (Phần 7)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Doanh nghiệp kiểm toán thu thập các thông tin cần thiết trong từng hoàn cảnh cụ thể trước khi chấp nhận một khách hàng mới hoặc khi quyết định việc tiếp tục duy trì quan hệ khách hàng hiện tại và khi cân nhắc việc chấp nhận cung cấp dịch vụ mới cho khách hàng hiện tại (xem hướng dẫn tại đoạn A21, A23 của Chuẩn mực kiểm toán số 1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Khi xem xét chấp nhận hợp đồng dịch vụ với một khách hàng mới hoặc khách hàng hiện tại, nếu phát hiện khả năng xảy ra xung đột về lợi ích thì doanh nghiệp kiểm toán phải xác định có nên chấp nhận hợp đồng dịch vụ hay không.
- Nếu phát hiện có vấn đề và doanh nghiệp kiểm toán quyết định chấp nhận hoặc duy trì quan hệ khách hàng hoặc một hợp đồng cụ thể, doanh nghiệp kiểm toán phải lưu trong tài liệu, hồ sơ cách thức giải quyết các vấn đề đó.
Doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng các chính sách và thủ tục về việc duy trì hợp đồng dịch vụ và quan hệ khách hàng.
Các chính sách và thủ tục đó quy định các trường hợp khi doanh nghiệp kiểm toán thu thập được thông tin mà nếu các thông tin đó đã được biết trước thì sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp kiểm toán từ chối hợp đồng. Các chính sách và thủ tục đó phải lưu ý đến:
- Trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nghề nghiệp áp dụng cho từng hoàn cảnh cụ thể, bao gồm việc liệu doanh nghiệp kiểm toán có cần phải báo cáo cho cấp có thẩm quyền bổ nhiệm đơn vị thực hiện dịch vụ hoặc trong một số trường hợp, cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không.
- Khả năng rút khỏi hợp đồng dịch vụ hoặc rút khỏi cả hợp đồng dịch vụ và quan hệ khách hàng (xem hướng dẫn tại đoạn A22 - A23 của Chuẩn mực kiểm toán số 1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán (Phần 8).