Chính sách mới về cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng từ ngày 15/7/2024 được thực hiện theo Nghị định 58/2024/NĐ-CP.
>> Sẽ đơn giản hóa việc hủy bỏ giấy chứng nhận đăng ký tổ hợp tác
>> Nguyên tắc niêm yết giá từ ngày 01/07/2024
Ngày 24/05/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 58/2024/NĐ-CP về chính sách đầu tư trong lâm nghiệp và có hiệu lực từ ngày 15/07/2024. Theo đó, chính sách mới về cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng từ ngày 15/7/2024 được qiy định tại Điều 5 Nghị định 58/2024/NĐ-CP như sau:
Những đối tượng sau đây sẽ được cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng từ ngày 15/7/2024:
- Ban quản lý rừng đặc dụng.
- Ban quản lý rừng phòng hộ.
- Cộng đồng dân cư.
- Các đối tượng khác theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017 bao gồm:
+ Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 8 Luật Lâm nghiệp 2017.
+ Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang).
+ Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực) |
Chính sách mới về cấp kinh phí bảo vệ rừng đặc dụng từ ngày 15/7/2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
- Doanh nghiệp được Nhà nước cấp kinh phí bảo vệ rừng bình quân 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao.
- Kinh phí bảo vệ rừng đối với xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân 150.000 đồng/ha/năm; 500.000 đồng/ha/năm trên tổng diện tích rừng được giao.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước thực hiện khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại địa phương theo quy định tại Điều 19 Nghị định 58/2024/NĐ-CP và các hoạt động bảo vệ rừng khác do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Đối với các tổ chức khác thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng theo phương án quản lý rừng bền vững và do chủ rừng quyết định theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
- Căn cứ vào ngân sách nhà nước được phân bổ hàng năm doanh nghiệp ưu tiên thực hiện các nội dung chi bảo vệ rừng cho khu vực có nguy cơ cao về xâm hại tài nguyên rừng; khu rừng có giá trị đa dạng sinh học cao cần được bảo vệ.
Đối với doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Đối với tổ chức khác được Nhà nước cấp thông qua dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 6. Phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công - Nghị định 32/2019/NĐ-CP 1. Dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện theo các phương thức: Giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu. 2. Sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo các phương thức: Đặt hàng, đấu thầu (hoặc giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định). 3. Các bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân cấp huyện hoặc cơ quan quản lý trực thuộc được ủy quyền lựa chọn phương thức cung cấp sản phẩm, dịch vụ công phù hợp, đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này và quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có). Điều 7. Thẩm quyền quyết định phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công - Nghị định 32/2019/NĐ-CP 1. Các bộ, cơ quan trung ương hoặc cơ quan quản lý trực thuộc được ủy quyền quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định) đối với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc tổ chức đấu thầu theo quy định từ nguồn ngân sách trung ương. 2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan quản lý trực thuộc được ủy quyền quyết định giao nhiệm vụ, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; đặt hàng (hoặc giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định) đối với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc tổ chức đấu thầu theo quy định từ nguồn ngân sách địa phương. 3. Trường hợp giao nhiệm vụ, đặt hàng đối với sản phẩm, dịch vụ công có tính đặc thù từ nguồn ngân sách trung ương (nếu có), thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. |