Trong ngày Mùng 3 Tết Giáp Thìn 2024 (ngày 12/02/2024) có những chính sách nào bắt đầu có hiệu lực thi hành? Mong được giải đáp cụ thể về nội dung này! – Thanh Xuân (Tiền Giang).
>> Chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ Mùng 2 Tết Giáp Thìn 2024
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 09/02/2024
Từ Mùng 3 Tết Giáp Thìn 2024 (ngày 12/02/2024) nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực thi hành; trong đó, nổi bật là các quy định sau đây:
Căn cứ Thông tư 39/2023/TT-BCT (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 12/02/2024 đến hết ngày 31/12/2024), lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu (mã HS 2401) năm 2024 là 71.835 tấn.
Lưu ý: Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu được phân giao cho các thương nhân có giấy phép sản xuất thuốc lá điếu do Bộ Công Thương cấp và có nhu cầu sử dụng thuốc lá nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất thuốc lá điếu.
Toàn văn File Word Luật Đất đai của Việt Nam qua các thời kỳ [Cập nhật 2024] |
Chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ Mùng 3 Tết Giáp Thìn 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Thông tư 43/2023/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 57/2018/TT-BCT hướng dẫn về kinh doanh thuốc lá. Theo đó, quy định mới về biểu mẫu, chế độ báo cáo đối với doanh nghiệp như sau:
- Định kỳ 06 (sáu) tháng, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, nhập khẩu thuốc lá phải gửi báo cáo về Bộ Công Thương về hoạt động sản xuất sản phẩm thuốc lá và nhập khẩu sản phẩm thuốc lá (trước ngày 10 tháng 01 hàng năm đối với báo cáo cả năm và trước ngày 10 tháng 7 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm) theo mẫu Phụ lục 7 kèm theo Thông tư 43/2023/TT-BCT.
- Định kỳ 06 (sáu) tháng Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá phải gửi báo cáo thống kê sản lượng, loại sản phẩm thuốc lá kinh doanh (theo hệ thống phân phối, bán buôn, bán lẻ) của đơn vị mình về Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương và Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (trước ngày 10 tháng 01 hàng năm đối với báo cáo cả năm và trước ngày 10 tháng 7 hàng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm) theo mẫu Phụ lục 8 và Phụ lục 9 kèm theo Thông tư 43/2023/TT-BCT.
Căn cứ Điều 2 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT, nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện như sau:
- Lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục.
- Mỗi khối lớp lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm các nội dung, chuyên đề học tập lựa chọn nếu có) được thực hiện ở cơ sở giáo dục (sau đây gọi chung là môn học).
- Việc lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi của học sinh.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT, quy định về Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa như sau:
- Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, người đứng đầu các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông thành lập, giúp người đứng đầu cơ sở giáo dục tổ chức lựa chọn sách giáo khoa. Mỗi cơ sở giáo dục thành lập 01 (một) Hội đồng. Đối với cơ sở giáo dục có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 01 (một) Hội đồng.
- Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng
+ Hội đồng bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu; tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn (sau đây gọi chung là tổ chuyên môn), đại diện giáo viên, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh của cơ sở giáo dục. Số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 11 (mười một) người. Đối với cơ sở giáo dục có quy mô dưới 10 (mười) lớp, số lượng thành viên Hội đồng tối thiểu là 05 (năm) người.
+ Cơ cấu Hội đồng bao gồm: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư kí và các ủy viên Hội đồng. Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu; trong trường hợp người đứng đầu không được tham gia Hội đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT và các trường hợp vắng mặt vì lý do bất khả kháng thì Chủ tịch Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu. Phó Chủ tịch Hội đồng là cấp phó của người đứng đầu hoặc tổ trưởng tổ chuyên môn. Thư kí Hội đồng được chọn trong số các ủy viên Hội đồng.
+ Người đã tham gia biên soạn sách giáo khoa hoặc tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa (trong danh mục sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt); cha, mẹ, cha mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; anh, chị, em ruột và anh, chị, em vợ hoặc chồng của người đã tham gia biên soạn sách giáo khoa hoặc tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa; người làm việc ở các nhà xuất bản, các tổ chức có sách giáo khoa không được tham gia Hội đồng.