Hiện nay, có cách nào để biết được các công thức tính các loại thuế đơn giản, tiện lợi không? – Khôi Nguyên (Bến Tre).
>> Các loại thuế, phí, lệ phí phải nộp khi chuyển nhượng bất động sản
>> Tổng hợp các mẫu tờ khai trong hồ sơ quyết toán thuế TNDN năm 2022
Dựa trên các quy định pháp luật hiện hành, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP gửi đến Quý Thành viên “Cẩm nang về thuế dành cho doanh nghiệp và người lao động” như sau:
Cẩm nang về Thuế dành cho doanh nghiệp và người lao động |
Cẩm nang về Thuế dành cho doanh nghiệp và người lao động
Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế xuất nhập khẩu 2016, đối tượng chịu thuế XNK bao gồm:
(1) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
(2) Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
(3) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
Lưu ý: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
- Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
- Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
- Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.
Hiện nay, có 03 phương pháp tính thuế XNK bao gồm phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm; phương pháp tính thuế tuyệt đối và phương pháp tính thuế hỗn hợp. Cách tính cụ thể được mô tả dưới đây:
Tính Thuế XNK theo phương pháp tỷ lệ phần trăm (%)
Tính thuế XNK theo phương pháp tính thuế tuyệt đối và phương pháp hỗn hợp
Thời hạn nộp thuế XNK: phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa, trừ trường hợp người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật hải quan.
Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, các loại hàng hóa, dịch vụ phải chịu Thuế TTĐB gồm có:
Hàng hóa |
Dịch vụ |
- Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; - Rượu; - Bia; - Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng; - Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3; - Tàu bay, du thuyền; - Xăng các loại; - Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; - Bài lá; - Vàng mã, hàng mã. |
- Kinh doanh vũ trường; - Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke); - Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự; - Kinh doanh đặt cược; - Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn; - Kinh doanh xổ số. |
Công thức tính thuế TTĐB như sau:
Giá tính thuế TTĐB được tính như sau:
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Theo Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT được hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Hiện nay, có 02 phương pháp tính thuế GTGT gồm có: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp (trên doanh thu hoặc tính trên GTGT). Cụ thể:
Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp
>> Xem thêm tại công việc:
> Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng;
> Giá tính thuế giá trị gia tăng;
> Xác định kỳ khai thuế giá trị gia tăng.
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác (bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác)
Thuế Thu nhập doanh nghiệp được tính dựa trên thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể:
Công thức tính thuế TNDN
>> Xem thêm các công việc:
> Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp;
> Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp;
> Ưu đãi về thuế suất Thuế TNDN.
Theo Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định thu nhập chịu thuế TNCN
Cá nhân phát sinh thu nhập từ kinh doanh (gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; và thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề); thu nhập từ tiền lương, tiền công; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; Thu nhập từ bản quyền; Thu nhập từ nhượng quyền thương mại; Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng; và/hoặc Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng; sẽ phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật.
Đối với tùy đối tượng là cá nhân cư trú hoặc cá nhân không cư trú mà sẽ có cách tính thuế TNCN khác nhau, cụ thể:
(1) Đối với cá nhân cư trú: là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
File Excel tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công (đã cập nhật 2022) |
Công thức tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú
(2) Đối với cá nhân không cư trú: là người không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú tại (1)
Công thức tính thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú
>> Xem thêm công việc:
> Kỳ tính thuế thu nhập cá nhân;
> Trách nhiệm khai, nộp thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp;
> Trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp.