Chế độ nghỉ và tiền lương là những điều quan trọng mà người lao động quan tâm. Để cân bằng giữa cuộc sống và những công việc riêng, hằng năm người lao động được nghỉ các ngày phép (không phải lễ, tết) có hưởng lương. Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn điều kiện lao động và quan hệ lao động, quy định cách tính ngày nghỉ hằng năm (nghỉ phép năm) như sau:
>> Mức thuế suất thuế TNCN, GTGT với hộ, cá nhân kinh doanh
>> 6 trường hợp được nghỉ hưu trước tuổi và hưởng nguyên lương tối đa
1. Số ngày phép hằng năm.
Theo khoản 1, 2 Điều 113 Bộ luật lao động 2019 Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
Bên cạnh đó, ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, Điều 114 quy định cụ thể như sau:
2. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động.
Theo Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời gian được coi là làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm bao gồm:
3. Cách tính ngày nghỉ phép năm.
Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt như sau:
Đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng
Trong đó:
- Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động là từ 12 đến 16 ngày tùy vào điều kiện làm việc và đối tượng lao động.
- Trường hợp làm việc chưa đủ tháng: nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
Ví dụ: Anh A làm việc cho công ty B trong điều kiện độc hại, nguy hiểm (số ngày nghỉ hằng năm là 14 ngày). Anh A mới làm việc cho công ty B được 06 tháng. Theo đó, số ngày nghỉ của A được tính như sau:
Số ngày nghỉ hằng năm của Anh A = 14 : 12 x 6 tháng = 7 ngày.
Đối với người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên:
Số ngày nghỉ hằng năm = Số ngày nghỉ hằng năm + Số ngày nghỉ theo thâm niên (nếu có)
Trong đó:
- Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động là từ 12 đến 16 ngày tùy vào điều kiện làm việc và đối tượng lao động.
- Số ngày nghỉ theo thâm niên được xác định như sau: Cứ 05 năm làm việc cho một chủ sử dụng thì được tăng thêm 01 ngày.
Ví dụ: Anh A làm việc cho công ty B trong điều kiện độc hại, nguy hiểm (số ngày nghỉ hằng năm là 14 ngày). Anh A đã làm việc cho công ty B được 7 năm. Theo đó, số ngày nghỉ của A được tính như sau:
Số ngày nghỉ hằng năm của Anh A = 14 + 1 = 15 ngày.
Trên đây là quy định về Cách tính ngày phép năm . Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: