Hướng dẫn tôi cách kê khai thu nhập 2024 để người lao động giảm số thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) phải đóng một cách đúng pháp luật? – Hoàng Sơn (TP. Hồ Chí Minh).
>> Lưu ý về lập hóa đơn 2024 với hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại
>> Quy định về tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn 2024
Kế toán của công ty phải có trách nhiệm kê khai thu nhập (phân bổ thu nhập) các khoản thu nhập, phụ cấp, trợ cấp… của người lao động một cách đúng pháp luật, đúng thực tế để đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người lao động, công ty tránh gặp rủi ro pháp lý.
Hiện nay, kế toán của một số công ty đưa toàn bộ khoản phụ cấp, trợ cấp của người lao động vào một khoản duy nhất (tiền lương) để thuận tiện cho công việc kế toán. Tuy nhiên, việc làm này là gây thiệt hại cho người lao động (người lao động phải đóng tiền thuế TNCN nhiều hơn).
Ngoài ra, cũng có một số công ty phân bổ thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động vào những khoản không phải đóng thuế TNCN một cách không đúng pháp luật (nhằm trốn thuế) thì đó là hành vi phạm pháp, có thể dẫn đến rủi ro pháp lý cho công ty.
File Excel tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công và tiền thưởng 2024 |
Cách kê khai thu nhập 2024 để người lao động giảm số thuế TNCN phải đóng (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nhiều khoản phụ cấp, trợ cấp sẽ được trừ trước khi tính thuế TNCN. Bởi vậy, kế toán cần phải kê khai thu nhập trong năm 2024 của người lao động đúng với thực tế và quy định của pháp luật để đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động. Đơn cử một số khoản được trừ trước khi tính thuế TNCN (hầu như ở công ty nào cũng có):
Nếu công ty có khoản phụ cấp cho người lao động đi công tác thì khoản tiền này người lao động không phải đóng thuế TNCN (công ty cần phải có quy chế rõ ràng, theo đó quy định rõ điều kiện được hưởng và mức hưởng tiền phụ cấp công tác phí). Nội dung này được quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
Hiện tại, pháp luật hiện hành chưa quy định rõ về vấn đề này, chỉ quy định các khoản phụ cấp phải ghi rõ điều kiện được hưởng và mức hưởng trong hợp đồng lao động hoặc quy chế của doanh nghiệp (do đó, công ty quy định phụ cấp tiền điện thoại bao nhiêu thì được miễn tiền thuế TNCN bấy nhiêu).
Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, tiền phụ cấp trang phục chi bằng tiền cho người lao động không quá 5.000.000 đồng/người/năm.
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
2.7. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.
Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.
Căn cứ khoản 4 Điều 25 Thông tư 27/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thì công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người quản lý công ty không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng.
Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế - Thông tư 111/2013/TT-BTC
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
...
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
...
g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế - Thông tư 111/2013/TT-BTC Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm: … 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm: … đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức: … đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau: đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính. đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài. |