Thẻ tạm trú là loại giấy tờ cho phép công dân nước ngoài tạm trú và làm việc ở Việt Nam trong một thời gian dài. Vậy, những đối tượng nào được cấp thẻ tạm trú? Hồ sơ, thủ tục cấp thẻ tạm trú như thế nào?
>> 04 vấn đề phải biết khi nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng
>> Thủ tục công bố sản phẩm đối với mỹ phẩm
Thẻ tạm trú được cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao cấp cho người nước ngoài để họ được phép cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có giá trị thay thị thực.
Từ ngày 01/7/2020, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 chính thức có hiệu lực. Theo đó, các trường hợp được xem xét cấp thẻ tạm trú bao gồm:
- Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ. Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3;
- Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam bằng thị thực có ký hiệu: LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2, TT. Thẻ tạm trú có ký hiệu tương tự ký hiệu thị thực.
* Đối với trường hợp đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3:
- Công hàm đề nghị cấp thẻ tạm trú của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, trong đó ghi rõ các thông tin: họ tên, ngày sinh, quốc tịch, giới tính, số và ký hiệu hộ chiếu, nghề nghiệp, chức vụ của người đề nghị cấp thẻ tạm trú (tham khảo mẫu NA6 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA).
Lưu ý: Đối với trường hợp thay biên chế hoặc bổ sung biên chế mới của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì công hàm đề nghị cấp thẻ tạm trú cần ghi rõ họ tên, chức danh của người được thay biên chế hoặc người được bổ sung biên chế;
- Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú (theo mẫu NA8 ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA), có xác nhận của người có thẩm quyền và dấu của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam;
- Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người nước ngoài;
- Công hàm của Bộ Ngoại giao nước cử thông báo về việc tăng biên chế trong trường hợp người nước ngoài thuộc diện tăng biên chế của cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
* Đối với các trường hợp khác:
- Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh, cụ thể:
+ Đối với cơ quan, tổ chức: Mẫu NA6 (Ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA).
+ Đối với cá nhân: Mẫu NA7 (Ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA).
- Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh: Mẫu NA8 (Ban hành kèm theo Thông tư 04/2015/TT-BCA);
- Hộ chiếu;
- Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp được cấp thẻ tạm trú.
- Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh: Đối với trường hợp đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3.
- Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh đặt trụ sở hoặc nơi cá nhân mời, bảo lãnh cư trú: Đối với các trường hợp đề nghị cấp thẻ tạm trú còn lại.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xem xét cấp thẻ tạm trú.
STT |
Ký hiệu thẻ tạm trú |
Thời hạn |
1 |
ĐT1 |
Không quá 10 năm |
2 |
NG3, LV1, LV2, LS, ĐT2 và DH |
Không quá 05 năm |
3 |
NN1, NN2, ĐT3, TT |
Không quá 03 năm |
4 |
LĐ1, LĐ2 và PV1 |
Không quá 02 năm |
Lưu ý: - Thời hạn thẻ tạm trú được cấp ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày. - Thẻ tạm trú hết hạn được xem xét cấp thẻ mới. |
Mời quý thành viên tham khảo thêm các bài viết:
- Những điều cần biết về Thị thực cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Điểm mới về cấp Thị thực cho NLĐNN làm việc tại Việt Nam từ 01/7/2020 (Phần 1).
- Điểm mới về cấp Thị thực cho NLĐNN làm việc tại Việt Nam từ 01/7/2020 (Phần 2).
Căn cứ pháp lý:
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019.
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: