Có 04 nhóm khoáng sản 2025 được phân loại dựa trên công dụng và mục đích quản lý theo Luật Địa chất và khoáng sản 2024
>> Điều kiện để được cấp giấy phép khai thác khoáng sản năm 2025
>> Trách nhiệm của doanh nghiệp khai thác khoáng sản theo Luật Địa chất và khoáng sản 2024
Căn cứ Điều 6 Luật Địa chất và khoáng sản 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025, phân nhóm khoáng sản 2025 như sau:
Khoáng sản nhóm I |
Khoáng sản kim loại; khoáng sản năng lượng; đá quý, đá bán quý; khoáng chất công nghiệp. |
Khoáng sản nhóm II |
Khoáng sản làm vật liệu trong ngành công nghiệp xây dựng phục vụ sản xuất xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, đá ốp lát, đá mỹ nghệ, vôi công nghiệp, vật liệu chịu lửa. |
Khoáng sản nhóm III |
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, trừ khoáng sản thuộc nhóm II và nhóm IV; than bùn, bùn khoáng, nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên. |
Khoáng sản nhóm IV |
Khoáng sản chỉ phù hợp với mục đích làm vật liệu san lấp, đắp nền móng công trình, xây dựng công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai, gồm: đất sét, đất đồi, đất có tên gọi khác; đất lẫn đá, cát, cuội hoặc sỏi; cát (trừ cát, sỏi lòng sông, lòng hồ và khu vực biển). |
Theo đó, phân nhóm khoáng sản 2025 căn cứ công dụng và mục đích quản lý.
![]() |
File word Đề cương so sánh Luật Đất đai 2024 với Luật Đất đai 2013 (30 trang) |
![]() |
Toàn văn File Word Luật Đất đai của Việt Nam qua các thời kỳ |
![]() |
File Word Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn mới nhất |
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Các nhóm khoáng sản 2025 dựa trên công dụng và mục đích quản lý
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Khu vực cấm hoạt động khoáng sản được khoanh định trên cơ sở một trong các yếu tố sau đây:
(i) Kết quả điều tra địa chất về khoáng sản.
(ii) Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa; di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
(iii) Khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ; khu bảo tồn địa chất, khu bảo tồn biển theo quy định của pháp luật.
(iv) Khu vực đất quốc phòng, an ninh.
(v) Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng.
(vi) Phạm vi bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; phạm vi hành lang bảo vệ an toàn hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, thủy điện, đê điều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải; công trình năng lượng, dầu khí; công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin.
(Theo khoản 1 Điều 26 Luật Địa chất và khoáng sản 2024)
Quy định về chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản như sau:
1. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản chỉ được chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản khi đã thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản.
2. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải có đủ điều kiện để được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định của Luật này.
3. Việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 108 của Luật này cấp giấy phép thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng. Thời hạn thăm dò khoáng sản là thời gian còn lại của giấy phép thăm dò khoáng sản đã cấp.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; quy định cơ quan thẩm định; quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản.
(Theo Điều 46 Luật Địa chất và khoáng sản 2024)
Nội dung giấy phép thăm dò khoáng sản bao gồm:
(i) Loại khoáng sản; vị trí, diện tích khu vực thăm dò khoáng sản.
(ii) Phương pháp, khối lượng thăm dò khoáng sản.
(iii) Thời hạn thăm dò khoáng sản.
(Theo khoản 2 Điều 44 Luật Địa chất và khoáng sản 2024)