Từ ngày 01/7/2022, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử (có mã hoặc không có mã) theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
>> Các công việc nhân sự, kế toán cần làm trong tháng 8/2022
>> Danh sách văn bản QPPL về hóa đơn, chứng từ điện tử (còn hiệu lực)
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp mã của cơ quan thuế cho hóa đơn gồm có:
- Đầy đủ nội dung về hóa đơn điện tử;
Xem thêm bài viết: Khi lập hóa đơn điện tử cần phải có những nội dung gì?
- Đúng định dạng về hóa đơn điện tử;
Xem thêm bài viết: Định dạng hóa đơn điện tử
- Đúng thông tin đăng ký; và
Xem thêm bài viết: Hướng dẫn đăng ký, thay đổi nội dung đăng ký hóa đơn điện tử
- Không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.
Lưu ý: Hệ thống cấp mã hóa đơn của Tổng cục Thuế tự động thực hiện cấp mã hóa đơn và gửi trả kết quả cấp mã hóa đơn cho người gửi.
Dựa trên những điều kiện cấp mã của cơ quan thuế, PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP đã tổng hợp 07 lỗi cơ bản thường gặp khi nhập dữ liệu vào phần mềm có thể làm hóa đơn điện tử không được cấp mã từ cơ quan thuế gồm có:
(1) Nhập sai số điện thoại
- Trong trường hợp không được cấp mã của cơ quan thuế, cá nhân tổ chức cần kiểm tra lại số điện thoại sử dụng để đăng ký với cơ quan thuế đã được nhập đúng hay chưa (hiện nay, các số di động theo định dạng 10 chữ số). Trường hợp có sai sót, Quý thành viên vui lòng nhập lại số điện thoại chính xác và đúng theo định dạng.
(2) Nhập sai cấu trúc email người mua
Một địa chỉ email sẽ gồm có các phần: [Tên email]@[Tên miền]. Ví dụ: [email protected]
Do đó, Quý Thành viên cần kiểm tra cấu trúc email của người mua đã được nhập đúng hay chưa. Trường hợp phát hiện sai sót thì cần chỉnh sửa ngay để quá trình cấp mã của cơ quan thuế không bị gián đoạn.
(3) Nhập sai định dạng số tài khoản ngân hàng của người nhận
Mỗi ngân hàng sẽ có những số lượng ký tự số tài khoản khác nhau. Tuy nhiên, số tài khoản ngân hàng nhập lên trên hệ thống cơ quan thuế không được vượt quá 30 ký tự.
(4) Bỏ trống tên người mua
Trong một số trường hợp, người bán quên nhập thông tin tên của người mua. Do đó cơ quan thuế sẽ từ chối cấp mã cho hóa đơn điện tử.
(5) Sai định dạng mã số thuế
Mã số thuế (MST) là một dãy gồm 10 hoặc 13 số được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người thực hiện đăng ký thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc khi có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định cấu trúc mã số thuế
N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 - N11N12N13
Trong đó:
- Hai chữ số đầu N1N2 là số phần khoảng của mã số thuế.
- Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.
- Chữ số N10 là chữ số kiểm tra.
- Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999.
- Dấu gạch ngang (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.
(6) Ngày xuất hóa đơn không đúng
Ngày xuất hóa đơn đầu tiên phải sau ngày được chấp thuận tờ khai sử dụng hóa đơn.
Ví dụ: Ngày được chấp thuận tờ khai sử dụng hóa đơn là ngày 14/7/2022 thì ngày xuất hóa đơn đầu tiên sớm nhất phải là 15/7/2022.
(7) Nhập thiếu thuế suất
Quý Thành viên vui lòng xem lại mục nhập thuế suất để kiểm tra đã nhập đúng và đủ thuế suất các hàng hóa hay chưa.
Hoặc có thể liên hệ với PHÁP LÝ KHỞI NGHIỆP để được hỗ trợ về phần thuế suất.
Trên đây là nội dung về Các lý do thường gặp khi hóa đơn điện tử không được cấp mã. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý