PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP Các lưu ý nổi bật về hội nghị chủ nợ trong năm 2024 (Phần 2) để quý khách hàng nắm rõ về vấn đề này.
>> Các lưu ý nổi bật về hội nghị chủ nợ trong năm 2024
>> Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản 2024
Căn cứ Điều 80 Luật Phá sản 2014, việc hoãn Hội nghị chủ nợ được quy định như sau:
(i) Hội nghị chủ nợ được hoãn nếu không đáp ứng các điều kiện quy định tại Mục 5 (Phần 1) bài viết này, trường hợp hoãn Hội nghị chủ nợ thì Thẩm phán lập biên bản và ghi ý kiến của người tham gia Hội nghị chủ nợ. Thẩm phán phải thông báo ngay trong ngày hoãn Hội nghị chủ nợ cho người tham gia thủ tục phá sản về việc hoãn Hội nghị chủ nợ.
(ii) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ.
(iii) Trường hợp triệu tập lại Hội nghị chủ nợ theo quy định tại khoản (ii) Mục này mà vẫn không đáp ứng quy định tại Mục 7 (Phần 2) bài biết này thì Thẩm phán lập biên bản và quyết định tuyên bố phá sản.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực)
Các lưu ý nổi bật về hội nghị chủ nợ trong năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 81 Luật Phá sản 2014, nội dung và trình tự Hội nghị chủ nợ được quy định như sau:
(i) Hội nghị chủ nợ được tiến hành như sau:
- Thẩm phán được phân công phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ;
- Hội nghị chủ nợ biểu quyết thông qua việc cử Thư ký Hội nghị chủ nợ theo đề xuất của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để ghi biên bản Hội nghị chủ nợ.
- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của người tham gia Hội nghị chủ nợ theo thông báo triệu tập của Tòa án nhân dân, lý do vắng mặt và kiểm tra căn cước của người tham gia Hội nghị chủ nợ.
- Thẩm phán thông báo với Hội nghị chủ nợ về những người tham gia Hội nghị chủ nợ và nội dung việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thông báo cho Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung khác nếu xét thấy cần thiết.
- Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày ý kiến về nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo cho Hội nghị, đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ.
- Chủ nợ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ nợ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu giải quyết phá sản.
- Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định, đại diện cơ quan thẩm định giá trình bày kết luận giám định, kết quả định giá; người thực hiện biện pháp bổ trợ tư pháp khác giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn.
- Trường hợp có người vắng mặt thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho công bố ý kiến bằng văn bản, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp.
- Hội nghị chủ nợ thảo luận về các nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo và ý kiến của những người tham gia Hội nghị chủ nợ.
- Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia Hội nghị chủ nợ có quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định thay người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Các chủ nợ có quyền thành lập Ban đại diện chủ nợ.
(ii) Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.
Căn cứ Điều 83 Luật Phá sản 2014, nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được quy định như sau:
(i) Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra Nghị quyết trong đó có một trong các kết luận sau:
- Đề nghị đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản (i) Mục 8 dưới đây.
- Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Đề nghị tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
(ii) Nghị quyết Hội nghị chủ nợ phải có các nội dung chủ yếu sau:
- Ngày, tháng, năm.
- Tên Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
- Tên, địa chỉ của người yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản.
- Tên, địa chỉ của người có liên quan.
- Ý kiến của người tham gia Hội nghị chủ nợ.
- Ý kiến của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về yêu cầu của người tham gia Hội nghị chủ nợ.
- Kết luận Hội nghị chủ nợ, kết quả biểu quyết.
(iii) Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có chữ ký của Thẩm phán, Quản tài viên, đại diện doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và thông báo trước Hội nghị chủ nợ.
(iv) Trường hợp Hội nghị chủ nợ không thông qua được Nghị quyết theo quy định tại khoản (i) mục 6 nêu trên thì Tòa án nhân dân tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Căn cứ Điều 86 Luật Phá sản 2014, việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản được quy định như sau:
(i) Kể từ ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản đến trước ngày ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã không mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.
Doanh nghiệp, hợp tác xã phải hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản cho người nộp đơn, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Phá sản 2014.
(ii) Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản phải được gửi cho những người được thông báo quyết định mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Phá sản 2014 trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người tham gia thủ tục phá sản có quyền đề nghị xem xét lại, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết thủ tục phá sản về quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.
(iii) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị xem xét lại, kiến nghị quy định tại khoản (ii) Mục này, Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết thủ tục phá sản phải xem xét, giải quyết kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản và ra một trong các quyết định sau:
- Giữ nguyên quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.
- Hủy quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản và giao cho Thẩm phán tiến hành giải quyết phá sản.
(iv) Quyết định giải quyết đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản phải gửi cho những người được thông báo quyết định mở thủ tục phá sản quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Phá sản 2014 trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Quý khách click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.