Trong năm 2024, có những lưu ý nổi bật gì về hội nghị chủ nợ? Nội dung cụ thể được quy định như thế nào? Mong được giải đáp, xin cảm ơn! – Thanh Phong (Đồng Tháp).
>> Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản 2024
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 30/01/2024
Căn cứ Điều 75 Luật Phá sản 2014, việc triệu tập và gửi thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ trong năm 2024 được quy định như sau:
(i) Thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ là 20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ, trừ trường hợp không phải tổ chức Hội nghị chủ nợ theo quy định tại Điều 105 Luật Phá sản 2014.
(ii) Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ và tài liệu khác có liên quan phải được gửi cho người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ và người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ quy định tại Mục 3 và Mục 4 bài viết này, chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc Hội nghị. Giấy triệu tập Hội nghị chủ nợ phải ghi rõ thời gian và địa điểm tổ chức Hội nghị chủ nợ, chương trình, nội dung Hội nghị chủ nợ.
(iii) Thông báo triệu tập Hội nghị chủ nợ, tài liệu gửi bằng phương thức giao trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, fax, telex, thư điện tử hoặc bằng phương thức khác có ghi nhận việc gửi này.
File Word các Luật nổi bật và văn bản hướng dẫn thi hành (còn hiệu lực)
Các lưu ý nổi bật về hội nghị chủ nợ trong năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 76 Luật Phá sản 2014, nguyên tắc tiến hành Hội nghị chủ nợ được quy định như sau:
(i) Tôn trọng thỏa thuận của người tham gia thủ tục phá sản nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
(ii) Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản.
(iii) Công khai trong việc tiến hành Hội nghị chủ nợ.
Căn cứ Điều 77 Luật Phá sản 2014, những người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ bao gồm:
(i) Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ.
(ii) Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền; trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ.
(iii) Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; trường hợp này người bảo lãnh trở thành chủ nợ không có bảo đảm.
Căn cứ Điều 78 Luật Phá sản 2014, nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ được quy định như sau:
(i) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 5 Luật Phá sản 2014, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ; trường hợp không tham gia được thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như người ủy quyền.
(ii) Trường hợp người đại diện doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cố ý vắng mặt không có lý do chính đáng thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có văn bản đề nghị Tòa án nhân dân xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 79 Luật Phá sản 2014, điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ được quy định như sau:
(i) Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho
Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung quy định tại khoản (i) Mục 7 (phần 2) bài viết này thì được coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.
(ii) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.
Quý khách hàng xem tiếp >> Các lưu ý nổi bật về hội nghị chủ nợ trong năm 2024 (Phần 2)