Hiện nay, giữa Việt Nam với nhà nước Israel, Palestine đã ký kết Hiệp định thương mại nào hay chưa? Cụ thể về vấn đề này là như thế nào? – Bích Tuyền (Bình Thuận).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2097:2015: Sơn và vecni-Phép thử cắt ô
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1651-2:2018: Thép cốt bê tông-Phần 2: Thép thanh vằn
Hiện tại, Việt Nam là đối tác thương mại của Israel và Palestine; trong đó, đã ký kết các Hiệp định thương mại quan trọng giữa Việt Nam – Israel, Việt Nam – Palestine. Đơn cử như sau:
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Israel (VIFTA) đã kết thúc đàm phán từ ngày 02/4/2023 sau hơn 07 năm với 12 phiên đàm phán, và được chính thức ký kết vào ngày 25/7/2023. Hiệp định VIFTA dự kiến bắt đầu có hiệu lực vào đầu năm 2024.
Hiệp định gồm 15 Chương và một số phụ lục đính kèm các chương với các nội dung cơ bản như thương mại hàng hóa, dịch vụ - đầu tư, quy tắc xuất xứ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (SPS), hải quan, phòng vệ thương mại, mua sắm chính phủ, pháp lý – thể chế.
Tra cứu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Các Hiệp định thương mại giữa Việt Nam với Israel, Palestine
Năm 1994, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Palestine đã ký kết Hiệp định thương mại với mong muốn phát triển mối quan hệ thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Theo đó, có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Các bên xác định mối quan tâm của hai bên về phát triển và đa dạng hóa mối quan hệ thương mại giữa hai nước phù hợp với các quy định pháp luật của hai nước.
Các bên sẽ cho nhau hưởng đãi ngộ trong các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan và thuế quan đánh trên hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu không kém ưu đãi hơn đãi ngộ dành cho một nước thứ ba.
Các quy định tại điều này sẽ không áp dụng đối với các trường hợp cụ thể sau đây:
- Các ưu đãi một trong hai bên đó hoặc sẽ dành cho các nước láng giềng nhằm hỗ trợ thương mại và giao thông biên giới.
- Các ưu đãi hoặc ưu tiên là kết quả của liên minh thuế quan, liên minh kinh tế, khu vực mậu dịch tự do hoặc các hiệp định quốc tế tương tự hoặc các hình thức hợp tác kinh tế khu vực hoặc tiểu khu vực khác một trong hai bên đang hoặc có thể sẽ là thành viên.
Các cơ quan có thẩm quyền của hai nước sẽ cấp giấy phép nhập khẩu và xuất khẩu đối với các hàng hoá cần xin phép trước phù hợp với luật pháp và các quy định có hiệu lực của mình.
Việc giao hàng hóa giữa hai nước sẽ có hiệu lực phù hợp với quy định pháp luật hiện hành của mỗi nước và trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa thể nhân hoặc pháp nhân giữa hai nước được phép thực hiện các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
Giá cả hàng hóa được giao theo Hiệp định này sẽ được đàm phán và thiết lập bởi thể nhân hoặc pháp nhân của hai bên trong khuôn khổ hợp đồng ký kết giữa họ theo đó đồng tiền tự do chuyển đổi, giá cả trên thị trường quốc tế của các hàng hóa tương tự.
Các bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi và xúc tiến việc tham gia của mỗi nước và các hội chợ và triển lãm quốc tế được tổ chức trên lãnh thổ của nước kia cũng như việc tổ chức các cuộc triển lãm cá nhân tại hai nước.
Hai bên theo luật pháp và các quy định có hiệu lực của nước mình sẽ cho phép nhập khẩu và xuất khẩu và miễn thuế quan và các chi phí tương tự khác đối với các loại hàng hóa sau:
- Mẫu hàng và các tài liệu như (ca ta lô, ảnh quảng cáo, v..v.) cần thiết để chào hàng.
- Sản phẩm, hàng hóa và tài liệu cần thiết cho hội chợ, triển lãm với điều kiện các hàng hóa, sản phẩm, tài liệu đó sẽ được tái xuất.