Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: Khongso Loại văn bản: Điều ước quốc tế
Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Palestin Người ký: Tạ Cả, Said Al-Masri
Ngày ban hành: 18/11/1994 Ngày hiệu lực:
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI

GIỮA CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC PALESTINE (1994)

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước Palestine (dưới đây gọi là các bên) với mong muốn phát triển mối quan hệ thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi đó nhất trí như sau:

Điều 1:

Các bên xác định mối quan tâm của hai bên về phát triển và đa dạng hoá mối quan hệ thương mại giữa hai nước phù hợp với các quy định pháp luật của hai nước.

Điều 2:

Các bên sẽ cho nhau hưởng đãi ngộ trong các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan và thuế quan đánh trên hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu không kém ưu đãi hơn đãi ngộ dành cho một nước thứ ba.

Các quy định tại điều này sẽ không áp dụng đối với các trường hợp cụ thể sau đây:

A/ Các ưu đãi một trong hai bên đó hoặc sẽ dành cho các nước láng giềng nhằm hỗ trợ thương mại và giao thông biên giới.

B/ Các ưu đãi hoặc ưu tiên là kết quả của liên minh thuế quan, liên minh kinh tế, khu vực mậu dịch tự do hoặc các hiệp định quốc tế tương tự hoặc các hình thức hợp tác kinh tế khu vực hoặc tiểu khu vực khác một trong hai bên đang hoặc có thể sẽ là thành viên.

Điều 3:

Các cơ quan có thẩm quyền của hai nước sẽ cấp giấy phép nhập khẩu và xuất khẩu đối với các hàng hoá cần xin phép trước phù hợp với luật pháp và các quy định có hiệu lực của mình.

Điều 4:

Việc giao hàng hoá giữa hai nước sẽ có hiệu lực phù hợp với quy định pháp luật hiện hành của mỗi nước và trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa thể nhân hoặc pháp nhân giữa hai nước được phép thực hiện các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.

Điều 5:

Giá cả hàng hoá được giao theo Hiệp định này sẽ được đàm phán và thiết lập bởi thể nhân hoặc pháp nhân của hai bên trong khuôn khổ hợp đồng ký kết giữa họ theo đó đồng tiền tự do chuyển đổi, giá cả trên thị trường quốc tế của các hàng hoá tương tự.

Điều 6:

Các bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi và xúc tiến việc tham gia của mỗi nước và các hội chợ và triển lãm quốc tế được tổ chức trên lãnh thổ của nước kia cũng như việc tổ chức các cuộc triển lãm cá nhân tại hai nước.

Điều 7:

Hai bên theo luật pháp và các quy định có hiệu lực của nước mình sẽ cho phép nhập khẩu và xuất khẩu và miễn thuế quan và các chi phí tương tự khác đối với các loại hàng hoá sau:

a. Mẫu hàng và các tài liệu như (ca ta lô, ảnh quảng cáo, v..v.) cần thiết để chào hàng.

b. Sản phẩm, hàng hoá và tài liệu cần thiết cho hội chợ, triển lãm với điều kiện các hàng hoá, sản phẩm, tài liệu đó sẽ được tái xuất.

Điều 8:

Tất cả các khoản thanh toán giữa hai nước sẽ được thực hiện bằng bất cứ đồng tiền tự do chuyển đổi này.

Tuy vậy, các bên ký kết hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước cũng có thể sử dụng các hình thức thanh toán khác theo thoả thuận để thực hiện các giao dịch của mình phù hợp với các quy định ngoại hối có hiệu lực tại mỗi nước.

Điều 9:

Các bên đồng ý thành lập Uỷ ban liên hợp gồm các đại diện từ cả hai bên. Uỷ ban này sẽ có thẩm quyền giải quyết bất cứ vấn đề nào phát sinh trong việc thực hiện Hiệp định này, và đề xuất các biện pháp nhằm xúc tiến và mở rộng mối quan hệ thương mại giữa hai nước.

Uỷ ban sẽ họp mặt theo yêu cầu của mỗi bên lần lượt tại thủ đô của hai nước.

Điều 10:

Trong trường hợp bất cứ tranh chấp nào phát sinh trong khi thực hiện các hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá được ký kết giữa các thể nhân và/hoặc pháp nhân của hai nước có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của hai bên không giải quyết được bằng thương lượng, các tranh chấp đó sẽ được giải quyết bằng một trọng tài thương mại theo thoả thuận của hai bên.

Điều 11:

Hiệp định này sẽ có hiệu lực khi các bên đó thông báo cho nhau các yêu cầu pháp lý để thực hiện Hiệp định đó được đáp ứng.

Hiệp định này sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm và sẽ tiếp tục có hiệu lực trong những khoảng thời gian tương tự, trừ khi một trong hai bên thông báo mong muốn của mình về việc chấm dứt Hiệp định.

Điều 12:

Bất cứ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hiệp định này đều phải có thoả thuận bằng văn bản của hai bên. Những sửa đổi và hoặc bổ sung này sẽ có hiệu lực phù hợp với các quy định của khoản 1 điều 11.

Điều 13:

Các quy định của Hiệp định này sẽ tiếp tục được áp dụng đối với các hợp đồng ký kết trong thời hạn hiệu lực của Hiệp định (nhưng chưa kết thúc và ngày Hiệp định hết hiệu lực).

Lập tại Hà nội ngày 18 tháng 11 năm 1994 thành 2 bản gốc bằng tiếng Anh có giá trị ngang nhau.

 

THAY MẶT CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THỨ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI




Tạ Cả

THAY MẶT CHÍNH PHỦ PALESTINE
ĐẠI SỨ ĐẶC MỆNH TOÀN QUYỀN





Said Al-Masri

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Hiệp định thương mại giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Palestine (1994)

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.494

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.127.54
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!