Theo quy định của pháp luật “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”. Bên cạnh đó, luật cũng có quy định những hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến BHYT, những hành vi đó là gì?
>> Hồ sơ đăng ký BHXH lần đầu cho doanh nghiệp và người lao động
>> Các trường hợp chấm dứt và tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp
Nguồn: Internet
Căn cứ vào Điều 11 Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định những hành vi bị cấm liên quan đến bao hiểm y tế, bao gồm:
1. Không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật:
Khi tham gia bảo hiểm y tế, người tham gia có trách nhiệm đóng BHYT, tổ chức người lao động tham gia cũng có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho các nhóm người lao động của mình.
Trường hợp người thuộc đối tượng đóng bảo hiểm y tế không đóng thì theo Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Đồng thời, khi người sử dụng lao động có hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế thì bị phạt tiền thấp nhất từ 1.000.000 đồng đến mức tối đa là 160.000.000 đồng. Đối với hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, đối với các trường hợp không đóng bảo hiểm y tế, không đóng bảo hiểm y tế có thể còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hiệu quả như sau:
2. Gian lận, giả mạo hồ sơ bảo hiểm y tế:
Hành vi gian lận giả mạo hồ sơ bảo hiểm y tế làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thu, chi của Quỹ bảo hiểm y tế, là cơ hội để các đối tượng không đóng đầy đủ hoặc không tham gia bảo hiểm mà vẫn được hưởng quyền và lợi ích, làm thất thoát Quỹ bảo hiểm y tế, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người khác.
Hơn thế nữa, các hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ còn tùy thuộc vào mức độ có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí xử lý hình sự trong trường hợp hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, gây nguy hại lớn cho xã hội (dấu hiệu của tội phạm) chẳng hạn: cấu thành tội lừa đảo, lợi dụng chức vụ, quyền hại khi đang thi hành công vụ, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm dụng tài sản,…
3. Sử dụng tiền đóng bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích:
Đây là hành vi vi phạm trong hoạt động quản lý bảo hiểm y tế, người lao động không thể là chủ thể trong hành vi này, thay vào đó là những người quản lý bảo hiểm, Quỹ bảo hiểm y tế mới có khả năng sử dụng tiền đóng bảo hiểm, Quỹ bảo hiểm y tế sai mục đích.
Đối với những hành vi này, chủ thể quản lý có thể bị xử lý vi phạm hành chính, cụ thể như vi phạm quy định về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế,… cũng có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu cấu thành các tội như cấu thành tội lừa đảo, lợi dụng chức vụ, quyền hại khi đang thi hành công vụ, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm dụng tài sản,…
4. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm y tế và của các bên liên quan đến bảo hiểm y tế:
Những hành vi bên trên có thể được thực hiện bởi bast kì chủ thể nào: người lao động, người sử dụng lap động, chủ thể quản lý hay những chủ thể khác có liên quan đến bảo hiểm y tế.
Đối với hành vi này cũng rất đa dạng và tùy thuộc vào mức độ mà lựa chọn biện pháp xử phạt như xử lý vi phạm hành chính: phạt tiền đối với hành vi đơn phương dừng hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc quỹ bảo hiểm y tế hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi là dấu hiệu cấu thành tội phạm.
5. Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về bảo hiểm y tế:
Hành vi trên có thể thực hiện bởi người lao động, người sử dụng lao động và các chủ thể quản lý về bảo hiểm và Quỹ bảo hiểm y tế, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động quản lý bảo hiểm y tế. Trong đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm khai báo, cung cấp thông tin cho người quản lý bảo hiểm y tế. Vì thế, khi gặp vấn đề, người sử dụng lao động sẽ trở thành chủ thể có nguy cơ thực hiện những hành vi này. Giống với những hành vi trên, hành vi cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp thông tin, số liệu sai lệch tùy vào mức độ mà đưa ra biện pháp xử lý, nếu có dấu hiệu phạm tội sẽ áp dụng biện pháp xử lý hình sự.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế:
Hành vi trên chỉ có thể xảy ra khi người quản lý bảo hiểm y tế lợi dụng chức vụ, quyền hạn và chuyên môn của bản thân gây ảnh hưởng nghiêm trọng hết việc hoạt động của Quỹ bảo hiểm y tế với mục đích trục lợi cá nhân. Hành vi này đáng bị lên án vì làm trái với quy định pháp luật bảo hiểm y tế, có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự (tội lợi dụng chức vụ, quyền hại khi đang thi hành công vụ, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm dụng tài sản).
Căn cứ pháp lý: