Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ. Khi bán hàng dưới 2000.000 đồng thì việc xuất hóa đơn có loại trừ trường hợp này không? Mời Quý thành viên xem giải đáp tại bài viết đưới đây.
>> 5 điều không thể bỏ qua khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
>> Một số lưu ý về chi phí hàng biếu, tặng trong doanh nghiệp
1. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn giấy
Tại Khoản 1 Điều 18 của Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn
1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.[…]”
Như vậy, khi bán hàng hóa, dịch vụ có đơn giá dưới 200.000 đồng mỗi lần thì doanh nghiệp không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
Lúc này, doanh nghiệp phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ (theo mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC) theo thứ tự bán hàng trong ngày. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.
Mẫu bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ có đơn giá dưới 200 ngàn
Cuối mỗi ngày, doanh nghiệp lập một hóa đơn Giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.
Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Trường hợp không bắt buộc lập hóa đơn.
2. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP (có hiệu lực đến ngày 01/07/2022) khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 119) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Như vậy, đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử thì không có quy định về mức ngưỡng này mà khi bán hàng hóa, dịch vụ có đơn giá dưới 200.000 đồng mỗi lần, doanh nghiệp vẫn phải lập hóa đơn và giao cho người mua.
Quý thành viên có thể tham khảo bài viết: Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử đối với doanh nghiệp từ 01/11/2020.
Căn cứ pháp lý:
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: