Dưới đây là quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch, điều kiện công nhận điểm du lịch, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch.
>> Đề thi bằng lái xe hạng A, A1 năm 2025 theo Thông tư mới nhất
>> Đổi nơi ở không phải đổi đăng ký xe từ ngày 01/01/2025
Căn cứ Điều 9 Luật Du lịch 2017, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch bao gồm:
(i) Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
(ii) Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.
(iii) Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.
(iv) Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch. tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.
(v) Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định Luật Du lịch 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(vi) Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.
(vii) Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề.
(viii) Quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
(ix) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, điều kiện công nhận điểm du lịch bao gồm:
(i) Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực.
(ii) Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch, bao gồm:
- Có kết nối giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi.
- Có điện, nước sạch.
- Có biển chỉ dẫn, thuyết minh về điểm du lịch.
- Có dịch vụ ăn uống, mua sắm.
(iii) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm:
- Có bộ phận bảo vệ trực 24 giờ mỗi ngày.
- Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch.
- Có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch.
- Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm.
- Có biện pháp thu gom và xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường.
- Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 25 Luật Du lịch 2017, quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý điểm du lịch.
- Đầu tư, khai thác, bảo vệ tài nguyên du lịch.
- Ban hành nội quy. tổ chức kinh doanh dịch vụ phục vụ khách du lịch.
- Tổ chức dịch vụ hướng dẫn. quy định, quản lý việc sử dụng hướng dẫn viên du lịch trong phạm vi quản lý.
- Được thu phí theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Du lịch 2017.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan.
- Quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trong phạm vi quản lý.
- Bảo đảm an toàn cho khách du lịch, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường tại điểm du lịch.
- Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch trong phạm vi quản lý.