Các trường hợp trung tâm giáo dục thường xuyên bị đình chỉ hoạt động từ 20/11/2024 được quy định tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP về điều kiện đầu tư hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 19 và ngày 20/10/2024
>> Điều kiện cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục từ 20/11/2024
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Giáo dục 2019, giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
Căn cứ Điều 2 Quy chế ban hành kèm Thông tư 10/2021/TT-BGDDT, trung tâm giáo dục thường xuyên là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý, chỉ đạo Trung tâm.
Căn cư khoản 1 Điều 34 Nghị định 125/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 20/11/2024), trung tâm bị đình chỉ hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(i) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm.
(ii) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Mục 2.
(iii) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm.
(iv) Vi phạm các quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ.
(v) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
[TIỆN ÍCH] Tra cứu Công việc pháp lý trang PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP |
[TIỆN ÍCH] Mẫu văn bản nâng cao (hướng dẫn ghi & tải về các mẫu đơn) |
05 trường hợp trung tâm giáo dục thường xuyên bị đình chỉ hoạt động từ 20/11/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 32 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được quy định như sau:
(i) Có địa điểm, cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm.
(ii) Có chương trình, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(iii) Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(iv) Có dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.
Lưu ý: Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại từ khoản (i) đến khoản (iv) Mục này thì phải đáp ứng các điều kiện tương ứng để tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.
Xem chi tiết tại bài viết: 05 trường hợp giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên từ ngày 20/11/2024
Điều 3. Quy định đặt tên của Trung tâm - Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên (Thông tư 10/2021/TT-BGDĐT) 1. Việc đặt tên Trung tâm được quy định như sau: a) Tên Trung tâm: Trung tâm giáo dục thường xuyên + tên riêng của Trung tâm hoặc tên địa danh. b) Tên riêng của Trung tâm phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của Trung tâm; phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. 2. Tên Trung tâm được ghi trên quyết định thành lập Trung tâm, con dấu của Trung tâm, biển tên và giấy tờ giao dịch. 3. Biển tên Trung tâm ghi nhũng nội dung sau: a) Góc phía trên, bên trái - Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và tên tỉnh; - Dòng thứ hai: Sở Giáo dục và Đào tạo. b) Ở giữa ghi tên Trung tâm theo quy định tại khoản 1 Điều này. c) Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của Trung tâm. |