Từ ngày 20/11/2024, có 05 trường hợp giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được quy định chi tiết tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP.
>> Thủ tục cho phép trường dự bị đại học hoạt động giáo dục từ 20/11/2024
>> Công thức tính giá thành của toàn bộ dịch vụ khám chữa bệnh theo PP phân bổ chi phí
Căn cứ khoản 1 Điều 111 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, từ 20/11/2024 tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể trong 05 trường hợp như sau:
(i) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
(ii) Sau 06 tháng kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục không thực hiện thủ tục đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục hoặc không đủ điều kiện để được cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
(iii) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mà không khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ.
(iv) Hết thời hạn được phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nhưng không đề nghị gia hạn hoặc không được gia hạn.
(v) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
05 trường hợp giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục từ 20/11/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 111 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể theo quy định tại điểm khoản (v) Mục 1 nêu trên, hồ sơ gồm:
Tờ trình đề nghị giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (theo Mẫu số 05 Phụ lục IV kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP).
Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.
- Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể theo quy định tại các khoản (i), (ii), (iii) và khoản (iv) Mục 1 nêu trên, hồ sơ gồm:
Tờ trình đề nghị giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (theo Mẫu số 05 Phụ lục IV kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) kèm theo các minh chứng về việc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục vi phạm quy định dẫn đến bị giải thể.
Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.
(i) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể theo quy định tại khoản (v) Mục 1 nêu trên:
Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định nêu trên qua cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc bưu chính hoặc trực tiếp đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xác minh, đánh giá và quyết định việc giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
(ii) Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị giải thể theo quy định tại khoản (i), (ii), (iii) và khoản (iv) Mục 1 nêu trên:
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo lập hồ sơ giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định tại khoản (ii) Mục 2.1 nêu trên, trong đó nêu rõ lý do giải thể và thông báo cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục biết.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo về việc lập hồ sơ giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức xác minh, đánh giá và quyết định việc giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Quyết định giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (theo Mẫu số 08 Phụ lục IV kèm theo Nghị định 125/2024/NĐ-CP) được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.