Vừa qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Công văn 1312/LĐTBXH-ATLĐ ngày 26/4/2022 về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, có những điều NSDLĐ cần lưu ý khi tăng giờ làm thêm như sau:
>> Đi làm vào ngày nghỉ bù, người lao động được trả lương bao nhiêu?
>> Nghỉ lễ 30/4 – 01/5, thử việc có được hưởng lương?
Theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 quy định người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
- Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;
- Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
- Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
- Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định các trường hợp được làm thêm giờ tối đa không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
- Trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Lưu ý: Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
Kể từ ngày 01/4/2022 tất cả trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm đều được làm thêm từ trên 40 giờ đến 60 giờ trong 01 tháng. Đây là nội dung được ghi nhận tại điểm b mục 1 Công văn 1312/LĐTBXH-ATLĐ.
Khi tổ chức thực hiện quy định về số giờ làm thêm theo Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định khác về làm thêm giờ tại Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động như:
- Quy định về giới hạn số giờ làm thêm trong ngày;
- Tiền lương phải trả khi làm thêm giờ.
- Các nội dung về sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm.
- Thông báo khi tổ chức làm thêm trên 200 giờ trong 01 năm;...
Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong 01 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15, NSDLĐ phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định tại khoản 4 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 (bằng văn bản) và Điều 62 Nghị định 145/2020/NĐ-CP tại:
- Nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm; hoặc
- Nơi đặt trụ sở chính, nếu trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi người sử dụng lao động tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Việc thông báo phải được thực hiện chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày thực hiện làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 được xây dựng, ban hành căn cứ vào Nghị quyết 30/2021/QH15. Vì vậy các quy định của Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15 được thực hiện đến hết ngày 31/12/2022, trừ trường hợp Quốc hội quyết định kéo dài thời gian thực hiện.
Trên đây là quy định về 05 lưu ý khi NSDLĐ tăng giờ làm thêm tối đa 300 giờ trong 01 năm Nếu còn thắc mắc khác, quý độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: