Thỏa thuận cấp bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 thay thế Thông tư 11/2022?
Thỏa thuận cấp bảo lãnh ngân hàng Thông tư 61/2024 thay thế Thông tư 11/2022?
Căn cứ khoản 12 Điều 3 Thông tư 61/2024/TT-NHNN định nghĩa:
Thỏa thuận cấp bảo lãnh là thỏa thuận giữa bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh với khách hàng và các bên liên quan khác (nếu có) về việc phát hành bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng.
Căn cứ quy định tại Điều 15 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định về thoả thuận cấp bảo lãnh như sau:
Thỏa thuận cấp bảo lãnh
1. Để cấp bảo lãnh cho khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng lập thỏa thuận cấp bảo lãnh. Trường hợp phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng hoặc xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh không bắt buộc phải lập thỏa thuận cấp bảo lãnh với bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh.
2. Thỏa thuận cấp bảo lãnh phải có các nội dung sau:
a) Pháp luật áp dụng. Trường hợp không quy định cụ thể pháp luật áp dụng thì được hiểu các bên thỏa thuận áp dụng theo pháp luật Việt Nam;
b) Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
c) Nghĩa vụ được bảo lãnh;
d) Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
đ) Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh;
e) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
g) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
h) Phí bảo lãnh;
i) Thỏa thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ hoàn trả nợ khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
k) Số hiệu, ngày ký, hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh;
l) Giải quyết tranh chấp phát sinh;
m) Các nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.
3. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung thỏa thuận cấp bảo lãnh do các bên liên quan thỏa thuận, quyết định trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, để cấp bảo lãnh cho khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng lập thỏa thuận cấp bảo lãnh. Trường hợp phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng hoặc xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh không bắt buộc phải lập thỏa thuận cấp bảo lãnh với bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh.
Thỏa thuận cấp bảo lãnh phải bao gồm các nội dung cụ thể:
- Xác định rõ pháp luật áp dụng cho thỏa thuận. Nếu không có sự chỉ định cụ thể, pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng.
- Thông tin đầy đủ về các bên tham gia bảo lãnh, bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng.
- Cụ thể hóa nghĩa vụ mà bên bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Ghi rõ số tiền và đồng tiền bảo lãnh mà bên bảo lãnh cam kết.
- Phương thức phát hành bảo lãnh, có thể là văn bản, hợp đồng hoặc các hình thức khác.
- Quy định điều kiện để bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi xảy ra sự kiện bảo lãnh.
- Xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của từng bên liên quan.
- định các điều khoản liên quan đến việc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng và nghĩa vụ hoàn trả nếu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Cung cấp thông tin về số hiệu hợp đồng, ngày ký và thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận.
- Cơ chế và phương thức giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh trong quá trình thực hiện bảo lãnh.
- Các thỏa thuận bổ sung nhưng không vi phạm quy định của pháp luật.
Thỏa thuận cấp bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 thay thế Thông tư 11/2022?
Có được nộp thuế qua ngân hàng thương mại không?
Theo Điều 56 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về địa điểm nộp thuế căn cứ đó thì người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định sau đây:
- Tại Kho bạc Nhà nước;
- Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;
- Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;
- Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người nộp thuế có thể nộp thuế thông qua ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật.
- Tài khoản kế toán 1331 theo Thông tư 200 là gì? Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế tài khoản 133?
- Tài khoản 1121 theo Thông tư 200 là tài khoản gì?
- Mức trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư khác thế nào? Đối tượng dự phòng tổn thất các khoản đầu tư khác là gì?
- Doanh thu tính thu nhập chịu thuế TNDN đối với hoạt động gia công hàng hóa?
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi là gì? Đối tượng lập dự phòng nợ phải thu khó đòi?
- Người nộp thuế lựa chọn dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng để thực hiện giao dịch thuế điện tử được không?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quy định như thế nào?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự? Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản?
- Nội dung và kết cấu của tài khoản 136 theo Thông tư 200? Nguyên tắc kế toán tài khoản 136?
- Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ gì?