Có được xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng không?
Bên lãnh có được xử lý tài sản bảo đảm bảo lãnh ngân hàng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định về quyền của bên bảo lãnh như sau:
Quyền của bên bảo lãnh
1. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh.
2. Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh thực hiện xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho bên được bảo lãnh.
3. Yêu cầu khách hàng và các bên liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có).
4. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh (nếu cần).
5. Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.
6. Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt.
7. Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không hợp lệ hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ, tài liệu xuất trình là giả mạo.
8. Yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
9. Hạch toán ghi nợ bắt buộc đối với khách hàng số tiền trả thay cho bên được bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh; yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.
10. Yêu cầu thành viên đồng bảo lãnh khác hoàn trả số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh tương ứng theo tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh mà các bên đã thỏa thuận trong trường hợp thành viên làm đầu mối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong đồng bảo lãnh.
11. Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
12. Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật.
13. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
14. Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó quy định trên, bên bảo lãnh ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh đã thỏa thuận với bên bảo lãnh về việc xử lý tài sản bảo đảm, thì bên bảo lãnh có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ từ tài sản bảo đảm đó.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 200 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, ngân hàng cũng được phép chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ
Có được xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng không? (Hình từ Internet)
Ngân hàng chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm phải chịu thuế không?
Theo quy định tại Điều 200 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về chuyển nhượng tài sản bảo đảm:
Chuyển nhượng tài sản bảo đảm
1. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Trừ các khoản án phí, thuế, lệ phí trực tiếp liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Điều 199 của Luật này, bên nhận bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng không phải nộp thay hoặc thực hiện nghĩa vụ thuế, lệ phí, phí khác của bên bảo đảm từ số tiền chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu khi thực hiện thủ tục đăng ký, thay đổi quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đó. Việc nộp thuế của bên bảo đảm, bên nhận chuyển nhượng liên quan đến chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu đó thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng, công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng được quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ theo quy định về chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của Luật Kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan nhưng không phải áp dụng quy định về điều kiện chủ thể kinh doanh bất động sản đối với bên chuyển nhượng dự án bất động sản của Luật Kinh doanh bất động sản.
Theo quy định trên, ngân hàng có quyền chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ mà không phải nộp thay hoặc thực hiện nghĩa vụ thuế, lệ phí của bên bảo đảm từ số tiền chuyển nhượng tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu.
Tuy nhiên, việc nộp thuế của bên bảo đảm và bên nhận chuyển nhượng liên quan đến chuyển nhượng tài sản bảo đảm sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
- Những hoạt động mang tính truyền thống cho Tết Nguyên đán 2025?
- Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT Quý 4 2024 ngày mấy? Có trùng với ngày nghỉ Tết Âm lịch không?
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán đối với cá nhân kinh doanh mới kinh doanh là bao lâu?
- Lý do được gia hạn thời gian nộp tờ khai thuế mới nhất?
- Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu cần điều kiện gì để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào từ 01/7/2025?
- Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng là gì?
- Công chức có được hành nghề dịch vụ kế toán không?
- Hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế đối với tổ chức từ 06/02/2025?
- Hồ sơ đăng ký thuế trực tiếp tại cơ quan thuế gồm những gì?
- Chứng từ trong lĩnh vực quản lý thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế gồm các loại nào?