Quản lý ngoại hối trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024?
Quản lý ngoại hối trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Quy định về quản lý ngoại hối trong bảo lãnh
1. Việc phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế được quy định tại giấy phép hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho khách hàng đối với nghĩa vụ tài chính bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, căn cứ quy định quản lý ngoại hối trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ nếu việc này phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối trong nước và quốc tế đã được quy định trong giấy phép hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho khách hàng trong trường hợp nghĩa vụ tài chính mà khách hàng phải thực hiện cũng bằng ngoại tệ.
Quản lý ngoại hối trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024? (Hình từ Internet)
Xác nhận số dư bảo lãnh ngân hàng?
Căn cứ quy định Điều 6 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định về việc xác định số dư bảo lãnh như sau:
Xác định số dư bảo lãnh
1. Số dư bảo lãnh đối với một khách hàng hoặc một khách hàng và người có liên quan bao gồm số dư phát hành cam kết bảo lãnh, số dư phát hành cam kết bảo lãnh đối ứng, số dư phát hành cam kết xác nhận bảo lãnh cho khách hàng đó, khách hàng đó và người có liên quan.
2. Số dư bảo lãnh đối với một khách hàng hoặc một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó được tính từ ngày phát hành cam kết bảo lãnh.
3. Số dư bảo lãnh trong bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai được xác định theo quy định tại khoản 7 Điều 13 Thông tư này.
Theo quy định về xác định số dư bảo lãnh trong Thông tư 61/2024/TT-NHNN, số dư bảo lãnh đối với một khách hàng hoặc một khách hàng và người có liên quan được xác định theo các điểm sau:
- Số dư bảo lãnh bao gồm tổng các khoản bảo lãnh liên quan đến khách hàng hoặc khách hàng và người có liên quan:
+ Số dư phát hành cam kết bảo lãnh.
+ Số dư phát hành cam kết bảo lãnh đối ứng.
+ Số dư phát hành cam kết xác nhận bảo lãnh cho khách hàng hoặc cho khách hàng và người có liên quan.
- Thời gian tính số dư bảo lãnh: Số dư bảo lãnh đối với một khách hàng hoặc khách hàng và người có liên quan sẽ được tính từ ngày phát hành cam kết bảo lãnh. Điều này có nghĩa là ngày bắt đầu tính số dư là ngày cam kết bảo lãnh chính thức được phát hành.
- Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai: Số dư bảo lãnh trong trường hợp bảo lãnh cho nhà ở hình thành trong tương lai sẽ được xác định theo quy định tại khoản 7 Điều 13 của Thông tư 61/2024. Điều này có thể liên quan đến các quy định riêng biệt áp dụng đối với bảo lãnh trong lĩnh vực bất động sản.
Bảo lãnh ngân hàng có thuộc đối tượng chịu thuế GTGT không?
Căn cứ điểm a khoản 8 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán không chịu thuế GTGT như sau:
Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:
a) Dịch vụ cấp tín dụng gồm các hình thức:
- Cho vay;
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;
- Bảo lãnh ngân hàng;
- Cho thuê tài chính;
- Phát hành thẻ tín dụng.
...
Do đó, tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, dịch vụ này sẽ không phải chịu thuế GTGT.
- Năm 2025, trong phim điện ảnh có được sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá không?
- Tài khoản kế toán 1331 theo Thông tư 200 là gì? Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế tài khoản 133?
- Tài khoản 1121 theo Thông tư 200 là tài khoản gì?
- Mức trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư khác thế nào? Đối tượng dự phòng tổn thất các khoản đầu tư khác là gì?
- Doanh thu tính thu nhập chịu thuế TNDN đối với hoạt động gia công hàng hóa?
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi là gì? Đối tượng lập dự phòng nợ phải thu khó đòi?
- Người nộp thuế lựa chọn dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng để thực hiện giao dịch thuế điện tử được không?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quy định như thế nào?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự? Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản?
- Nội dung và kết cấu của tài khoản 136 theo Thông tư 200? Nguyên tắc kế toán tài khoản 136?