Ngôn ngữ nào được sử dụng trong bảo lãnh ngân hàng từ 01/7/2025?
Ngôn ngữ nào được sử dụng trong bảo lãnh ngân hàng từ 01/7/2025?
Theo quy định tai Điều 7 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định về việc sử dụng ngôn ngữ trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng thì hoạt động thoả thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh phải được lập bằng tiếng Việt.
Trừ trường hợp, khi giao dịch bảo lãnh giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thoả thuận với các bên liên quan bằng tiếng nước ngoài trong những trường hợp sau:
- Giao dịch bảo lãnh thuộc các trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015;
- Nghĩa vụ được bảo lãnh khi thực hiện các dự án được tài trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Nghĩa vụ được bảo lãnh phát sinh khi tham gia gói thầu quốc tế;
- Giao dịch bảo lãnh được phát hành thông qua hệ thống SWIFT (SWIFT là viết tắt của Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications, hay còn gọi với tên gọi khác là Hiệp hội viễn thông Tài chính liên Ngân hàng toàn cầu)
Trong trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài, khi có yêu cầu của cơ quan thẩm quyền, các văn bản hoặc thông điệp dữ liệu phải được dịch sang tiếng Việt có xác nhận của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc phải được công chứng hoặc chứng thực đính kèm theo bản tiếng nước ngoài.
Ngôn ngữ nào được sử dụng trong bảo lãnh ngân hàng từ 01/7/2025?
Ngân hàng thương mại có thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh trực tiếp tại cơ quan thuế không?
Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, trong đó có ngân hàng thương mại như sau:
Đối tượng đăng ký thuế
...
2. Người nộp thuế thuộc đối tượng thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế, bao gồm:
...
g) Doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho người nộp thuế khác phải kê khai và xác định nghĩa vụ thuế riêng so với nghĩa vụ của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế (trừ cơ quan chi trả thu nhập khi khấu trừ, nộp thay thuế thu nhập cá nhân); Ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoặc tổ chức, cá nhân được nhà cung cấp ở nước ngoài ủy quyền có trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài (sau đây gọi là Tổ chức, cá nhân khấu trừ nộp thay). Tổ chức chi trả thu nhập khi khấu trừ, nộp thay thuế TNCN sử dụng mã số thuế đã cấp để khai, nộp thuế thu nhập cá nhân khấu trừ, nộp thay.
...
Như vậy, ngân hàng thương mại sẽ thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh trực tiếp tại cơ quan thuế.
Quy định này cũng được giữ nguyên tại Thông tư 86/2024/TT-BTC áp dụng từ 06/2/2025.
- Năm 2025, trong phim điện ảnh có được sử dụng hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá không?
- Tài khoản kế toán 1331 theo Thông tư 200 là gì? Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế tài khoản 133?
- Tài khoản 1121 theo Thông tư 200 là tài khoản gì?
- Mức trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư khác thế nào? Đối tượng dự phòng tổn thất các khoản đầu tư khác là gì?
- Doanh thu tính thu nhập chịu thuế TNDN đối với hoạt động gia công hàng hóa?
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi là gì? Đối tượng lập dự phòng nợ phải thu khó đòi?
- Người nộp thuế lựa chọn dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng để thực hiện giao dịch thuế điện tử được không?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được quy định như thế nào?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự? Thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản?
- Nội dung và kết cấu của tài khoản 136 theo Thông tư 200? Nguyên tắc kế toán tài khoản 136?