Yêu cầu về trình độ của Thanh tra viên về giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đáp ứng là gì?

Cho tôi hỏi người giữ chức vụ Thanh tra viên về giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đáp ứng yêu cầu về trình độ như thế nào? Câu hỏi của anh H.B.N (Kiên Giang)

Thanh tra viên về giải quyết khiếu nại, tố cáo phải thực hiện những công việc gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Thanh tra viên về giải quyết khiếu nại, tố cáo quy định tại Phụ lục II.C Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-TTCP, Thanh tra viên về giải quyết khiếu nại, tố cáo phải thực hiện những công việc như sau:

STT

Mảng công việc, nhiệm vụ

Công việc, nhiệm vụ cụ thể

2.1

Tham mưu xây dựng văn bản

1. Tham mưu, tham gia xây dựng các dự án Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư, Thông tư liên tịch, nghị quyết của Hội đồng nhân cấp tỉnh, cấp huyện, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện về khiếu nại, tố cáo.

2. Tham mưu, tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, định hướng, quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về khiếu nại, tố cáo; về tổ chức, cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng, hợp tác quốc tế, hành chính, quản trị, tài chính,

tài vụ, cải cách hành chính của ngành Thanh tra.

3. Tham mưu, tham gia tổ chức thẩm định, rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hóa các văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

2.2

Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản

1. Tham mưu, tham gia hướng dẫn pháp luật về khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền đối với các nhiệm vụ được nêu tại Mục 2.1 của Phụ lục này.

2. Tham mưu, tham gia tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về khiếu nại, tố cáo.

2.3

Kiểm tra

Tham mưu, tham gia tổ chức kiểm tra theo thẩm quyền đối với các nhiệm vụ về:

- Tình hình thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

- Việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về khiếu nại, tố cáo;

- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chế độ thông tin, báo cáo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Việc thực hiện công tác cải cách hành chính theo phân công của cấp có thẩm quyền;

- Những nội dung khác liên quan đến lĩnh vực khiếu nại, tố cáo theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

2.4

Giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Tham mưu, tham gia giải quyết các vụ việc đông người, vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, liên quan đến nhiều ngành, nhiều địa phương.

2. Tham mưu, tham gia theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo.

2.5

Thẩm định các đề án công tác và đào tạo nghiệp vụ

1. Tham gia thẩm định các dự thảo đề án, dự án, chương trình, công trình cấp nhà nước, cấp bộ về khiếu nại, tố cáo.

2. Tham mưu, tham gia biên soạn, xây dựng các tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về giải quyết khiếu nại, tố cáo; hướng dẫn nghiệp vụ về giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3. Tham mưu, tham gia tổ chức, tham gia giảng dạy, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2.6

Sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản

1. Tham mưu, tham gia tổ chức thực hiện sơ kết, tổng kết việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về khiếu nại, tố cáo.

2. Tham mưu, tham gia tổ chức thực hiện sơ kết, tổng kết thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2.7

Phối hợp thực hiện nhiệm vụ

1. Tham mưu, tham gia phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

2. Tham mưu, tham gia phối hợp chuẩn bị nội dung phục vụ các hội nghị, cuộc họp, làm việc của các cơ quan Đảng, Ban chỉ đạo, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân... về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo khi có yêu cầu.

2.8

Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp

1. Chủ trì, tham dự các cuộc họp chuyên môn được phân công.

2. Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định.

2.9

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.


2.10

Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.


Yêu cầu về trình độ của Thanh tra viên về giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đáp ứng là gì?

Yêu cầu về trình độ của Thanh tra viên về giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đáp ứng là gì? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về trình độ của Thanh tra viên về giải quyết khiếu nại, tố cáo là gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Thanh tra viên về giải quyết khiếu nại, tố cáo quy định tại Phụ lục II.C Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-TTCP, Thanh tra viên về giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đáp ứng yêu cầu về trình độ như sau:

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

Tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên ngành phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch Thanh tra viên; chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên.

- Về trình độ tin học, ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đáp ứng theo tiêu chuẩn chung của các văn bản hiện hành và theo quy định của từng vị trí việc làm.

Kinh nghiệm (thành tích công

tác)

- Có ít nhất 02 năm làm công tác công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không kể thời gian tập sự hoặc có ít nhất 05 năm công tác trở lên đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác chuyển sang cơ quan thanh tra.

- Đề xuất các biện pháp về giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Có kiến thức và am hiểu về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt.

- Có ý thức bảo mật thông tin cao.

- Trung thực, thẳng thắn, kiên định, biết lắng nghe.

- Điềm tĩnh, cẩn thận.

- Khả năng đoàn kết nội bộ.

- Phẩm chất khác.

Các yêu cầu khác

- Có khả năng đề xuất những giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.

- Có sức khỏe tốt.

Thanh tra viên về giải quyết khiếu nại, tố cáo phải có năng lực như thế nào?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Thanh tra viên về giải quyết khiếu nại, tố cáo quy định tại Phụ lục II.C Ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-TTCP, Thanh tra viên về giải quyết khiếu nại, tố cáo phải có năng lực như sau:

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

Đạo đức và bản lĩnh

2-3


Tổ chức thực hiện công việc

2-3


Soạn thảo và ban hành văn bản

2-3


Giao tiếp ứng xử

2-3


Quan hệ phối hợp

2-3


Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.


Sử dụng ngoại ngữ

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nhóm năng lực chuyên môn

Khả năng chủ trì nghiên cứu, xây dựng các văn bản (theo nhiệm vụ của vị trí việc làm)

3


Khả năng hướng dẫn thực hiện các văn bản (theo nhiệm vụ của vị trí việc làm)

3


Khả năng kiểm tra việc thực hiện các văn bản (theo nhiệm vụ của vị trí việc làm)

3


Khả năng phối hợp thực hiện các văn bản (theo nhiệm vụ của vị trí việc làm)

3


Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản (theo nhiệm vụ của vị trí việc làm)

3

Nhóm năng lực quản lý

Tư duy chiến lược

1-2


Quản lý sự thay đổi

1-2


Ra quyết định

1-2


Quản lý nguồn lực

1-2


Phát triển nhân viên

1-2

Lưu ý: Thông tư 01/2023/TT-TTCP có hiệu lực từ ngày 18/12/2023.

Tải đầy đủ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 01/2023/TT-TTCP: Tại đây

Công chức nghiệp vụ chuyên ngành thanh tra
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nhóm năng lực quản lý của công chức nghiệp vụ chuyên ngành thanh tra như thế nào?
Lao động tiền lương
Nhóm năng lực chuyên ngành Thanh tra cấp độ 5 của công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra như thế nào?
Lao động tiền lương
Chuyên viên cao cấp về tiếp công dân và xử lý đơn có những nhiệm vụ gì?
Lao động tiền lương
Nhiệm vụ của Chuyên viên chính về tiếp công dân và xử lý đơn hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Yêu cầu về trình độ của Chuyên viên cao cấp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải đáp ứng là gì?
Lao động tiền lương
Chuyên viên chính về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải đáp ứng yêu cầu về trình độ ra sao?
Lao động tiền lương
Yêu cầu về năng lực của Thanh tra viên cao cấp về tiếp công dân và xử lý đơn phải đáp ứng là gì?
Lao động tiền lương
Chuyên viên về tiếp công dân và xử lý đơn phải thực hiện những công việc như thế nào?
Lao động tiền lương
Chuyên viên về công tác thanh tra phải đáp ứng yêu cầu về trình độ như thế nào?
Lao động tiền lương
Nhiệm vụ của Thanh tra viên cao cấp về công tác thanh tra phải thực hiện là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công chức nghiệp vụ chuyên ngành thanh tra
478 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức nghiệp vụ chuyên ngành thanh tra

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công chức nghiệp vụ chuyên ngành thanh tra

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào