Yêu cầu về trình độ của Công tác xã hội viên phải đáp ứng là gì?
Công tác xã hội viên phải thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Công tác xã hội viên quy định tại Phụ lục V Ban hành kèm theo Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH, Công tác xã hội viên phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:
STT | Mảng công việc, nhiệm vụ | Công việc, nhiệm vụ cụ thể | Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc |
1 | Xây dựng văn bản | - Tham gia biên soạn nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu về công tác xã hội và tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ công tác xã hội cho viên chức và cộng tác viên công tác xã hội theo sự phân công - Tham gia nghiên cứu các đề án, đề tài khoa học về công tác xã hội trong phạm vi được phân công | Nghiên cứu các chương trình, đề án, đề tài khoa học về công tác xã hội trong phạm vi được phân công. Biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu về công tác xã hội và tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho viên chức và cộng tác viên công tác xã hội theo sự phân công. Các đề án, đề tài khoa học được áp dụng vào thực tiễn. |
2 | Hướng dẫn | Đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động nghiệp vụ công tác xã hội trong phạm vi công việc được giao; đề xuất sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn và quy trình nghiệp vụ công tác xã hội Xây dựng và thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng | Tham gia đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động nghiệp vụ công tác xã hội trong phạm vi công việc được giao; đề xuất sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn và quy trình nghiệp vụ công tác xã hội Xây dựng và thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng |
3 | Thực hiện nhiệm vụ cụ thể | - Sàng lọc, phân loại và tiếp nhận đối tượng; - Trực tiếp cung cấp, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội có yêu cầu cơ bản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành công tác xã hội như: tư vấn, tham vấn, trị liệu, phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, biện hộ, tuyên truyền; - Theo dõi và rà soát lại hoạt động can thiệp theo sự phân công; đề xuất điều chỉnh kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết; - Hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng; - Thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng; | - Chỉ đạo thực hiện các nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu cơ bản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành; - Đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của đối tượng; - Xây dựng và thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng - Trực tiếp cung cấp, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội có yêu cầu cơ bản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành công tác xã hội như: tư vấn, tham vấn, trị liệu, phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, biện hộ, tuyên truyền; - Theo dõi và rà soát lại hoạt động can thiệp theo sự phân công; đề xuất điều chỉnh kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết; - Hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng; - Thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng; - Đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động nghiệp vụ công tác xã hội trong phạm vi công việc được giao; đề xuất sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn và quy trình nghiệp vụ công tác xã hội |
4 | Phối hợp công tác | Chủ động phối hợp với các viên chức khác triển khai công việc, làm đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao | Phối hợp với các viên chức khác triển khai công việc, làm đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao. |
5 | Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo đơn vị giao |
Yêu cầu về trình độ của Công tác xã hội viên phải đáp ứng là gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về trình độ của người giữ chức vụ Công tác xã hội viên là gì?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Công tác xã hội viên quy định tại Phụ lục V Ban hành kèm theo Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH, Công tác xã hội viên phải đáp ứng yêu cầu về trình độ như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | Tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chuyên ngành. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | - Chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | Có thời gian công tác giữ chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội hoặc tương đương từ đủ 02 (hai) năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ cao đẳng hoặc từ đủ 03 (ba) năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trình độ trung cấp. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có tối thiểu 01 năm (12 tháng) đang giữ chức danh nhân viên công tác xã hội tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, cẩn thận. - Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập. - Khả năng đoàn kết nội bộ. |
Các yêu cầu khác | - Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến mảng công việc được phân công và liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. - Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn. |
Công tác xã hội viên phải có năng lực như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Công tác xã hội viên quy định tại Phụ lục V Ban hành kèm theo Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH, Công tác xã hội viên phải có năng lực như sau:
Nhóm năng lực | Tên năng lực | Cấp độ |
Nhóm năng lực chung | Đạo đức và bản lĩnh | 3 |
Tổ chức thực hiện công việc | 2 | |
Soạn thảo và ban hành văn bản | 2 | |
Giao tiếp ứng xử | 2 | |
Quan hệ phối hợp | 2 | |
Sử dụng công nghệ thông tin | 1 | |
Sử dụng ngoại ngữ | 1 | |
Nhóm năng lực chuyên môn | Khả năng chủ trì tham mưu xây dựng chủ trương, nghị quyết | 1 |
Khả năng hướng dẫn thực hiện chủ trương, nghị quyết | 1 | |
Khả năng kiểm tra thực hiện chủ trương, nghị quyết | 1 | |
Khả năng thẩm định, tham gia các văn bản, đề án của các cấp | 1 | |
Khả năng phối hợp thực hiện các chủ trương, nghị quyết | 1 | |
Nhóm năng lực quản lý | Tư duy chiến lược | 1 |
Quản lý sự thay đổi | 1 | |
Ra quyết định | 1 | |
Quản lý nguồn lực | 3 | |
Phát triển nhân viên | 2 |
Tải đầy đủ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2023/TT-BLĐTBXH: Tại đây
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?