Yêu cầu trình độ đào tạo đối với giám đốc đại học theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT như thế nào?
Yêu cầu trình độ đào tạo đối với giám đốc đại học theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT như thế nào?
Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có quy định về yêu cầu về trình độ đào tạo của giám đốc đại học như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | - Có trình độ tiến sĩ, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và chức vụ giám đốc đại học theo quy định pháp luật, cấp có thẩm quyền, quy chế tổ chức và hoạt động của đại học. - Trình độ lý luận chính trị đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của giám đốc đại học theo quy định của Đảng, pháp luật và cấp có thẩm quyền. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | - Đáp ứng điều kiện của giám đốc đại học theo quy định pháp luật và cấp có thẩm quyền. - Bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật chuyên ngành. |
Bên cạnh đó, để đảm nhiệm vị trí giám đốc đại học cần có phẩm chất cá nhân như sau:
- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của đơn vị.
- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt.
- Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe.
- Điềm tĩnh, cẩn thận.
- Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập.
- Khả năng tập hợp, đoàn kết nội bộ.
- Phẩm chất khác (phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm)
Với một số yêu cầu khác như:
- Có khả năng dự báo, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến giáo dục và chức năng, nhiệm vụ của đại học.
- Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn.
- Hiểu biết về lĩnh vực công tác và định hướng phát triển.
- Các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm/công nhận giám đốc đại học.
Yêu cầu trình độ đào tạo đối với giám đốc đại học theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT như thế nào?
Giám đốc đại học theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có phạm vi quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có quy định về phạm vi quyền hạn đối với giám đốc đại học như sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Được quyết định các vấn đề cụ thể theo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học.
- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của giám đốc đại học.
- Được quyết định phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban giám đốc đại học.
- Được cung cấp thông tin chỉ đạo điều hành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.
- Được chỉ đạo tổ chức và chủ trì các cuộc họp của đại học.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo các mối quan hệ công việc như sau:
Bên trong
Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi | Quản lý trực tiếp (số viên chức thuộc quyền quản lý) | Các đơn vị phối hợp chính |
Hội đồng đại học, cơ quan có thẩm quyền | - Các phó giám đốc; - Lãnh đạo, quản lý, viên chức, người lao động theo phân công, phân cấp. | Ban giám đốc, đơn vị thành viên, đơn vị thuộc, đơn vị trực thuộc đại học |
Bên ngoài
Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính | Bản chất quan hệ |
Cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan có thẩm quyền. | Chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo, quản lý/hướng dẫn/kiểm tra, thanh tra, đánh giá theo quy định. |
Các cơ sở giáo dục, cơ quan nhà nước ở Trung ương, địa phương và các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến hoạt động của đại học và công việc được giao. | - Phối hợp công việc liên quan chuyên môn; - Báo cáo, cung cấp thông tin theo yêu cầu; - Lấy thông tin thống kê. |
Vị trí việc làm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT được xác định theo căn cứ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nguyên tắc, căn cứ xác định vị trí việc làm
1. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm
a) Bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;
b) Bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là Nghị định số 106/2020/NĐ-CP);
c) Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo gắn với cơ cấu tổ chức, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng của các cơ sở giáo dục;
d) Mỗi vị trí việc làm phải có bản mô tả vị trí việc làm, khung năng lực và gắn với chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
đ) Đảm bảo hiệu quả, thu gọn đầu mối, thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ viên chức và giảm chi phí ngân sách nhà nước khi xác định vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục.
2. Căn cứ xác định vị trí việc làm
Căn cứ xác định vị trí việc làm thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP.
Theo đó, dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định việc xác định vị trí việc làm theo căn cứ sau đây:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?