Yêu cầu năng lực đối với trợ giảng hạng 3 theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT ra sao?
Yêu cầu năng lực đối với trợ giảng hạng 3 theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 5 Bản mô tả vị trí việc làm Trợ giảng (hạng III) Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT nêu rõ các yêu cầu về trình độ, năng lực đối với Trợ giảng như sau:
Các năng lực đáp ứng theo từng cấp độ tương ứng:
- Nhóm năng lực chung
+ Đạo đức và bản lĩnh: 4-5
+ Tổ chức thực hiện công việc: 3-4
+ Soạn thảo và ban hành văn bản: 3-4
+ Giao tiếp ứng xử: 3-4
+ Quan hệ phối hợp: 3-4
+ Sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ: Phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
- Nhóm năng lực chuyên môn:
+ Kiến thức chuyên môn: Hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn, khả năng diễn giải và áp dụng kiến thức chuyên môn vào giảng dạy.
+ Nắm được thực tế và xu thế phát triển của công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của chuyên ngành.
+ Năng lực phát triển chương trình: Khả năng hiểu biết về thiết kế và phát triển chương trình môn học, chương trình đào tạo theo các chuẩn mực quốc tế và đáp ứng những yêu cầu thay đổi của thị trường lao động đối với năng lực của người tốt nghiệp.
+ Năng lực phát triển giảng dạy: Hiểu biết và khả năng áp dụng hiệu quả khoa học và công nghệ giáo dục hiện đại trong thiết kế giảng dạy, thực hiện giảng dạy và đánh giá người học; giúp người học phát huy tối đa tiềm năng và hoàn thành tốt yêu cầu của môn học.
+ Năng lực phát triển nghiên cứu: Khả năng nắm bắt xu hướng phát triển và ứng dụng khoa học-công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn; thiết kế các chương trình, đề tài và dự án nghiên cứu và huy động các nguồn lực để triển khai hiệu quả.
- Nhóm năng lực quản lý
+ Tư duy chiến lược: 2-3
+ Quản lý sự thay đổi: 2-3
+ Ra quyết định: 2-3
+ Quản lý nguồn lực: 2-3
+ Phát triển nhân viên: 2-3
Yêu cầu năng lực đối với trợ giảng hạng 3 theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT ra sao?
Trợ giảng theo Thông tư 04 có phạm vi quyền hạn ra sao?
Căn cứ tại Mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT nêu rõ trợ giảng có thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao;
- Được cung cấp thông tin của đơn vị về phạm vi nhiệm vụ được giao;
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao;
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao;
- Được tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
Vị trí việc làm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT được xác định theo căn cứ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nguyên tắc, căn cứ xác định vị trí việc làm
1. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm
a) Bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;
b) Bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là Nghị định số 106/2020/NĐ-CP);
c) Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo gắn với cơ cấu tổ chức, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng của các cơ sở giáo dục;
d) Mỗi vị trí việc làm phải có bản mô tả vị trí việc làm, khung năng lực và gắn với chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
đ) Đảm bảo hiệu quả, thu gọn đầu mối, thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ viên chức và giảm chi phí ngân sách nhà nước khi xác định vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục.
2. Căn cứ xác định vị trí việc làm
Căn cứ xác định vị trí việc làm thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP.
Theo đó, dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm bao gồm:
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Căn cứ xác định số lượng người làm việc bao gồm:
a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc thực tế tại từng vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Thực trạng quản lý, sử dụng số lượng người làm việc được giao của đơn vị.
3. Căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Danh mục vị trí việc làm;
b) Mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm;
c) Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm.
Theo đó, việc xác định vị trí việc làm theo căn cứ sau đây:
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?