Yêu cầu năng lực đối với chủ tịch hội đồng trường đại học trong cơ sở giáo dục công lập là gì?
Yêu cầu năng lực đối với chủ tịch hội đồng trường đại học trong cơ sở giáo dục công lập là gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có quy định về yêu cầu năng lực đối với chủ tịch hội đồng trường đại học như sau:
Nhóm năng lực chung
Tên năng lực | Cấp độ |
Đạo đức và bản lĩnh | 4-5 |
Tổ chức thực hiện công việc | 4-5 |
Soạn thảo và ban hành văn bản | 4-5 |
Giao tiếp ứng xử | 4-5 |
Quan hệ phối hợp | 4-5 |
Sử dụng công nghệ thông tin Sử dụng ngoại ngữ | Phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp |
Nhóm năng lực chuyên môn
Theo yêu cầu của vị trí việc làm, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp
Nhóm năng lực quản lý
Tên năng lực | Cấp độ |
Tư duy chiến lược | 4-5 |
Quản lý sự thay đổi | 4-5 |
Ra quyết định | 4-5 |
Quản lý nguồn lực | 4-5 |
Phát triển đội ngũ | 4-5 |
Yêu cầu năng lực đối với chủ tịch hội đồng trường đại học trong cơ sở giáo dục công lập là gì?
Chủ tịch hội đồng trường đại học trong cơ sở giáo dục công lập có phạm vi quyền hạn ra sao?
Căn cứ theo Mục 1 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT có quy định về phạm vi quyền hạn của chủ tịch hội đồng trường đại học trong cơ sở giáo dục công lập như sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Được quyết định vấn đề cụ thể theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học/học viện.
- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hội đồng trường đại học/học viện.
- Được quyết định phân công nhiệm vụ cho các thành viên hội đồng trường đại học/học viện.
- Được cung cấp thông tin chỉ đạo điều hành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn.
- Được chỉ đạo tổ chức và chủ trì các cuộc họp của hội đồng trường đại học/học viện.
Bên cạnh đó, Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT nêu mục tiêu vị trí việc làm của chủ tịch hội đồng trường đại học trong cơ sở giáo dục công lập là:
Chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của hội đồng trường đại học/học viện và chịu trách nhiệm trước pháp luật và hội đồng trường đại học/học viện về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền theo đề nghị của hiệu trưởng trường đại học/giám đốc học viện.
Xác định vị trí việc làm theo Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nguyên tắc, căn cứ xác định vị trí việc làm
1. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm
a) Bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;
b) Bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây viết tắt là Nghị định số 106/2020/NĐ-CP);
c) Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo gắn với cơ cấu tổ chức, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng của các cơ sở giáo dục;
d) Mỗi vị trí việc làm phải có bản mô tả vị trí việc làm, khung năng lực và gắn với chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
đ) Đảm bảo hiệu quả, thu gọn đầu mối, thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ viên chức và giảm chi phí ngân sách nhà nước khi xác định vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục.
2. Căn cứ xác định vị trí việc làm
Căn cứ xác định vị trí việc làm thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP.
Theo đó, việc xác định vị trí việc làm sẽ được xác định theo nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ với các quy định pháp luật chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;
- Bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định 106/2020/NĐ-CP
- Đối với vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo phải được xác định gắn với cơ cấu tổ chức, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng của các cơ sở giáo dục;
- Mỗi vị trí việc làm phải có bản mô tả vị trí việc làm, khung năng lực và gắn với chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
- Đồng thời việc xác định cần đảm bảo hiệu quả, thu gọn đầu mối, thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ viên chức và giảm chi phí ngân sách nhà nước khi xác định vị trí việc làm theo chức danh nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục.
Thông tư 04/2024/TT-BGDĐT hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành giáo dục và đào tạo trong các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm công lập do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2024.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?