Y sĩ có thời gian thực hành bao lâu để cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh?

Y sĩ có thời gian thực hành bao lâu để cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh?

Y sĩ có thời gian thực hành bao lâu để cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh, có quy định như sau:

Thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
2. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
3. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.
4. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng.
5. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
6. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng.
7. Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
8. Căn cứ phạm vi hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và quy định tại khoản 1 đến khoản 7 Điều này, cơ sở hướng dẫn thực hành xây dựng nội dung thực hành cụ thể đối với từng chức danh chuyên môn mà cơ sở dự kiến tổ chức hướng dẫn thực hành.

Theo đó, y sĩ trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề cần phải qua thời gian thực hành khám chữa bệnh 09 tháng trong đó:

- 06 tháng thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;

- 03 tháng thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu.

05 trường hợp bác sĩ có quyền từ chối chữa bệnh cho bệnh nhân là gì?

Y sĩ có thời gian thực hành bao lâu để cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh?

Sử dụng ngôn ngữ nào để khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân?

Căn cứ tại Điều 21 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy đinh về việc sử dụng ngôn ngữ như sau:

Sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Ngôn ngữ sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh là tiếng Việt, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người hành nghề là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi là người hành nghề nước ngoài) được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bệnh có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với người hành nghề; người bệnh có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ mà người hành nghề đã đăng ký;
b) Người bệnh là người nước ngoài và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở y tế của nước ngoài.
3. Việc sử dụng ngôn ngữ trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này phải có người phiên dịch;
b) Việc ghi thông tin về khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện bằng ngôn ngữ đã đăng ký của người hành nghề nước ngoài đồng thời phải được dịch sang tiếng Việt.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định tiêu chuẩn của người phiên dịch trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này; quy định việc sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số không có khả năng sử dụng tiếng Việt, người khuyết tật về ngôn ngữ, người bệnh là người nước ngoài.

Theo quy định trên, ngôn ngữ sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh của y sĩ không chỉ là tiếng Việt mà còn có thể sử dụng ngôn ngữ khác trong các trường hợp sau đây:

Nếu bác sĩ là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Bệnh nhân có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với bác sĩ; bệnh nhân có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ của bác sĩ;

- Bệnh nhân là người nước ngoài và không có cùng ngôn ngữ mẹ đẻ với bác sĩ; bệnh nhân không có khả năng sử dụng chung ngôn ngữ của bác sĩ

- Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt; chuyển giao kỹ thuật chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh theo thỏa thuận hợp tác giữa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Việt Nam với cơ sở y tế của nước ngoài.

Y sĩ bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 20 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy đinh:

Các trường hợp bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
2. Đang trong thời gian thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật.
3. Đang trong thời gian thử thách đối với người bị kết án phạt tù có liên quan đến chuyên môn kỹ thuật nhưng được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
4. Đang trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Đang trong thời gian bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc bị hạn chế thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
6. Mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Như vậy, bác sĩ bị cấm hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong 6 trường hợp được quy định như trên.

Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh của Việt Nam có thể dùng tại nước ngoài được không?
Lao động tiền lương
Còn 30 ngày trước thời điểm giấy phép hành nghề khám chữa bệnh hết hạn thì có thể gia hạn được hay không?
Lao động tiền lương
Người đã có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh, học thêm chứng chỉ xét nghiệm 6 tháng thì có được thực hiện công việc xét nghiệm không?
Lao động tiền lương
Mẫu đơn đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người hành nghề thuộc LLVT là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Đối tượng nào tham gia khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang nhưng không cần có giấy phép hành nghề?
Lao động tiền lương
03 trường hợp nào được cấp mới giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang?
Lao động tiền lương
Người có giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp có phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh không?
Lao động tiền lương
Giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sẽ có thời hạn trong bao lâu?
Lao động tiền lương
Hồ sơ điều chỉnh giấy phép hành nghề khám chữa bệnh đối với y sỹ được quy định ra sao?
Lao động tiền lương
Bác sỹ được điều chỉnh giấy phép hành nghề khám chữa bệnh khi đáp ứng điều kiện gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh
239 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy phép hành nghề khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào