Xuất khẩu lao động Nhật Bản chiếm trên 50% lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, cụ thể ra sao?
Xuất khẩu lao động Nhật Bản chiếm trên 50% lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hằng năm, cụ thể ra sao?
Vừa qua tại hội thảo "Nhìn lại chặng đường hợp tác trong lao động, việc làm và an sinh xã hội 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản" do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản.
Đã đề cập thông tin về những năm gần đây, số lao động Việt Nam sang Nhật làm việc chiếm trên 50% số lao động đi làm việc ở nước ngoài hằng năm. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh sang Nhật, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh.
Tính đến tháng 12/2022, tổng số lao động Việt Nam hiện sinh sống và làm việc tại Nhật Bản là 345.000 người.
Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh sang Nhật, Việt Nam là nước đứng đầu cả về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm và số lượng thực tập sinh đang thực tập tại nước này. Hiện tại có hơn 200.000 thực tập sinh Việt Nam đang thực tập tại Nhật Bản (chiếm hơn 50% tổng số thực tập sinh nước ngoài tại Nhật Bản).
Vấn đề trao đổi nhân lực giữa hai nước, Nhật Bản hiện tiếp nhận số lao động lớn nhất từ Việt Nam. Tính đến thời điểm cuối tháng 12/2022, có khoảng 176.000 thực tập sinh kỹ năng và 77.000 thực tập sinh kỹ năng đặc định của Việt Nam sinh sống, làm việc trên đất Nhật.
Chính phủ Nhật Bản đang xem xét lại hệ thống thực tập kỹ năng và lao động kỹ năng đặc định. Việc rà soát, điều chỉnh lần này không phải là bãi bỏ chế độ thực tập sinh kỹ năng mà vì mục tiêu giúp người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam, sau khi sang Nhật có thể an tâm sinh sống và làm việc lâu dài tại đây.
Xem chi tiết thông tại tại: https://baochinhphu.vn/viet-nam-dung-dau-so-luong-thuc-tap-sinh-phai-cu-sang-nhat-102230825173732342.htm
Xuất khẩu lao động Nhật Bản chiếm trên 50% lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hằng năm, cụ thể ra sao?
Xuất khẩu lao động nghiêm cấm thực hiện các hành vi nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 141/2005/NĐ-CP quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở khu vực, nghề và công việc mà pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước tiếp nhận lao động cấm.
2. Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài trái pháp luật.
3. Lợi dụng danh nghĩa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật.
4. Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc mà không đăng ký hợp đồng theo quy định của pháp luật.
5. Bỏ trốn ngay sau khi nhập cảnh vào nước tiếp nhận lao động.
6. Tự ý bỏ nơi đang làm việc theo hợp đồng lao động.
7. Không về nước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo thời hạn quy định của nước sở tại.
8. Tổ chức, lôi kéo, kích động, ép buộc người lao động đình công trái pháp luật của nước sở tại.
9. Tổ chức môi giới, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt Nam ở nước ngoài bỏ nơi làm việc theo hợp đồng lao động.
Như vậy, công ty đưa người lao động và người lao động đi xuất khẩu lao động không được vi phạm các điều cấm nêu trên trong đó có hành vi công ty đưa người lao động đi xuất khẩu lao động và thu tiền từ họ.
Hiện nay người lao động có thể xuất khẩu lao động thông qua hình thức nào?
Hiện nay có 3 hình thức để người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Như vậy, khi người lao động xuất khẩu lao động theo 3 hình thức này sẽ được coi là hợp pháp, được pháp luật Việt Nam bảo vệ các quyền và lợi ích cũng như có các chế độ hỗ trợ cho người lao độn, cụ thể thông qua các hình thức hợp đồng sau:
- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
- Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân theo quy định.
- Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?